menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG tuần tới 12/8: Giá đồng loạt tăng

10:00 13/08/2022

Trong tuần qua, giá hàng hóa nguyên liệu, từ năng lượng đến kim loại và nông sản, đồng loạt tăng.
 
Năng lượng: Giá dầu tăng trong tuần qua
Giá dầu giảm trong phiên cuối tuần, 12/8 do những thông tin cho thấy tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Vịnh Mexico chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng.
Kết thúc phiên 12/8, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,45 USD, hay 1,5%, xuống 98,15 USD/thùng, khép lại tuần giao dịch với mức tăng 3,5%, sau khi giảm 14% trong tuần qua do lo ngại lạm phát tăng và lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu kim loại.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,25 USD, hay 2,4%, xuống 92,09 USD/thùng, tăng 3,5% trong tuần qua.
Cả 2 loại dầu đều giảm hơn 2% trong phiên thứ 5.
Một linh kiện bị hỏng đã khiến hoạt động của đường ống dẫn dầu từ các cơ sở khai thác ngoài khơi ở Vịnh Mexico bị gián đoạn. Tuy nhiên, linh kiện bị hỏng này sẽ được thay thế trong ngày 12/8, Reuters dẫn tin từ một quan chức của bang Louisiana cho biết.
Trước đó, giá dầu đã tăng trong ba trong bốn phiên còn lại của tuần này, khi các số liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc và Mỹ khiến nhà đầu tư kỳ vọng về triển vọng nhu cầu, bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay do giá khí đốt tự nhiên tăng cao khiến một số nước chuyển sang sử dụng dầu.
Hồi tuần trước, những lo ngại rằng suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu năng lượng đã đẩy giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 13,7% xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai. Đây là mức giảm hàng tuần lớn nhất của Brent kể từ tháng 4/2020. Giá dầu WTI cũng mất 9,7% vào tuần trước.
Cả hai loại dầu tiêu chuẩn trên đã lấy lại đà tăng sau khi số liệu về tăng trưởng việc làm ở Mỹ, nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, bất ngờ tăng mạnh hơn kỳ vọng trong tháng Bảy.
Trung Quốc cũng gây bất ngờ cho các thị trường khi ngày 7/8 công bố số liệu xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. Theo đó, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đã nhập khẩu 8,79 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 7/2022, tăng so với mức thấp nhất trong bốn năm ghi nhận vào tháng Sáu. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn 9,5% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Ông John Kilduff, đối tác của công ty môi giới đầu tư Again Capital LLC in New York (Mỹ), cho biết những ảnh hưởng vĩ mô lại chi phối thị trường năng lượng, đặc biệt khi các số liệu kinh tế cho thấy triển vọng nhu cầu năng lượng có thể lớn hơn trong tương lai so với hiện tại.
Các nhà phân tích thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) bày tỏ niềm tin rằng kịch bản giá dầu tiếp tục tăng cao hơn vẫn còn khả thi, với thị trường thiếu hụt nguồn cung lớn hơn dự kiến trong những tháng gần đây.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch cuối tuần, ngày 12/8, tính chung cả tuần tăng tuần thứ 4 liên tiếp.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.798,86 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng hơn 1%; vàng kỳ hạn tương lai tăng 0,5% lên 1.815,5 USD/ounce.
Trước đó, giá vàng đã có hai phiên tăng liên tiếp đầu tuần này, được hỗ trợ bởi đà suy yếu của đồng USD, trong khi những người tham gia thị trường đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ để tìm kiếm những manh mối về lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Nhưng trong hai phiên sau đó, giá vàng quay đầu giảm khi bình luận của các quan chức Fed làm giảm hy vọng về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ, ngay cả khi số liệu cho thấy nhiều dấu hiệu lạm phát đã chạm mức cao kỷ lục.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng Bảy đã không tăng so với tháng trước nhờ giá xăng giảm, dấu hiệu đầu tiên giúp người Mỹ được giải tỏa sau thời gian chứng kiến lạm phát leo thang chóng mặt trong hai năm qua.
Nhà phân tích của chuyên trang về thị trường vàng Kitco, Jim Wyckoff, nhận định, thị trường vàng ban đầu có phản ứng tích cực, khi số liệu lạm phát thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ nới tay với chính sách tăng lãi suất. Tuy nhiên, kim loại quý này đã chịu sức ép sau khi Chủ tịch chi nhánh Fed tại Minneapolis Neel Kashkari và Chủ tịch chi nhánh Fed tại Chicago Charles Evans khẳng định về lộ trình tiếp tục tăng lãi suất.
Chủ tịch Kashkari cho hay Fed sẽ cần tăng lãi suất lên 3,9% vào cuối năm và lên 4,4% vào cuối năm 2023 để kiềm chế lạm phát. Vàng được đánh giá là tài sản có xu hướng hoạt động tốt trong môi trường lãi suất thấp. Theo công ty nghiên cứu BCA, với việc đồng USD đã giảm 3% kể từ giữa tháng Bảy, từ đó xoa dịu những lo ngại về lạm phát tại Mỹ, giá vàng đã tăng 5,7% trong ba tuần qua. BCA cũng nhấn mạnh các tài sản trú ẩn an toàn như vàng tiếp tục có sức hút trong bối cảnh các nguy cơ địa chính trị vẫn ngày càng gia tăng.
Chuyên gia phân tích thị trường của công ty quản lý tài sản Kinesis Money (Liechtenstein), ông Rupert Rowling, cho rằng tiềm năng tăng giá của vàng có thể bị hạn chế bởi Fed. Ông Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty dịch vụ môi giới tài chính OANDA (Mỹ), cho rằng giá vàng sẽ gặp khó khăn nếu Fed thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã hạ dự báo đối với giá vàng, với đánh giá về mặt cấu trúc, vàng vẫn chịu sức ép do các yếu tố về tăng trưởng và thắt chặt tiền tệ.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt tăng trong tuần qua
Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần do USD mạnh lên và dữ liệu cho thấy sự sụt giảm tiền cho vay từ các ngân hàng của Trung Quốc, nhưng tính chung cả tuần giá vẫn tăng 3% do thị trường đặt cược rằng lạm phát của Mỹ có thể đã đạt đỉnh khiến nhu cầu đối với các tài sản rủi ro gia tăng.
Các kim loại công nghiệp khác cũng giảm giá trong phiên cuối tuần và cũng tăng giá 1-5% trong tuần sau khi số liệu lạm phát cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể cần tăng lãi suất ít hơn, từ đó bớt ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Trên sàn London, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) giảm 0,9% xuống 8.103 USD/tấn. Giá đồng đã tăng khoảng 16% so với mức thấp chạm tới hồi giữa tháng 7, nhưng suy thoái kinh tế toàn cầu khiến kim loại được sử dụng trong ngành điện và xây dựng này đã giảm 25% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 3.
Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,7%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,2%, cả hai đều tăng tuần thứ tư liên tiếp. Giá thép không gỉ tăng 0,6%.
Dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy các khoản cho vay mới của các ngân hàng ở Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất, đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng Bảy, một dấu hiệu xấu về nhu cầu kim loại.
Nhưng sản xuất công nghiệp của khu vực đồng euro đã tăng gấp ba lần so với dự kiến trong tháng Sáu.
Thị trường chứng khoán toàn cầu hướng tới tuần tăng thứ tư. Đồng đô la mạnh lên vào thứ Sáu nhưng đã giảm trong tuần này, khiến các kim loại định giá bằng đô la trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm giảm giảm 3,4% xuống 2,434 USD/tấn vào thứ Sáu, kẽm giảm 2,5% xuống 3,593 USD, nickel giảm 2,2% xuống 23,130 USD, chì giảm 1% xuống 2,178 USD và thiếc giảm 0,9% xuống 25,170 USD. Tính chung cả tuần, giá các loại đều tăng.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore kỳ hạn tương lai giảm vào thứ Sáu, đảo ngược mức tăng trong phiên trước đó, khi các nhà giao dịch cân nhắc triển vọng nhu cầu ở nhà sản xuất thép hàng đầu thế giớ - Trung Quốc - đang gặp khủng hoảng nợ trong ngành bất động sản.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất, tháng 1/2023, trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên giao dịch ban ngày giảm 0,6% xuống 730,50 nhân dân tệ (108,42 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá tăng hơn 2% do tỷ suất lợi nhuận tại các nhà máy tăng trở lại. Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng 9 giảm 1,8% xuống 110,25 USD/tấn.
Các chiến lược gia hàng hóa của ANZ cho biết: “Thị trường quặng sắt vẫn đang trên đà rung chuyển. Nhu cầu ở Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những khó khăn do suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và những hạn chế về lượng khí thải của ngành thép."
Theo các nhà phân tích của ANZ, việc Trung Quốc phong tỏa chống COVID-19 và những rắc rối tài chính của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc - lĩnh vực chiếm khoảng 40% nhu cầu thép trong nước, cũng đã làm mờ đi triển vọng về nhu cầu đối với cả sản phẩm thép và nguyên liệu đầu vào.
Nông sản: Giá ngũ cốc tăng
Giá ngũ cốc Mỹ biến động trái chiều trong phiên cuối tuần, theo đó giá ngô và đậu tương tăng, trong khi giá lúa mì giảm.
Giá đậu tương tăng do các thương nhân không biết sản lượng đậu tương Mỹ sẽ cao đến mức nào, trong khi đang tập trung theo dõi thời tiết tháng 8 khi những ngày khô nóng gần đây đe dọa các khu vực trồng trọt chính của Mỹ.
Kết thúc phiên nầy, giá ngô giao tháng 12/2022 tăng 14,5 US cent (2,31%) lên 6,4225 USD/bushel; đậu tương giao tháng 11/2022 tăng 5,75 US cent (0,4%), lên 14,5425 USD/bushel; riêng giá lúa mỳ giao tháng 9/2022 giảm 4,75 US cent (0,59%) xuống 8,06 USD/bushel.
Tính chung cả tuần, giá cả ngô, lúa mì và đậu tương đều tăng.
Đối với mặt hàng đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,11 cent, tương đương 0,6%, lên 18,60 cent/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất trong 3 tuần, là 18,65 US cent/lb; đường trắng giao tháng 10 tăng 5 USD, tương đương 0,9%, lên 560,10 USD/tấn.
USDA đã nâng dự báo nguồn cung đường tại Mỹ sau khi báo cáo lượng đường nhập khẩu tăng cũng như sản lượng trong nước tốt hơn. 
Về thị trường cà phê, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tăng phiên thứ chín liên tiếp. Theo đó, Robusta kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng thêm 36 USD, lên 2.252 USD/tấn; kỳ hạn tháng 11/2022 tăng thêm 38 USD, lên 2.261 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York tăng phiên thứ năm liên tiếp, với Arabica giao tháng 9/2022 tăng thêm 2,65 US cent lên 226,60 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 2,85 US cent lên 222,40 US cent/lb.
Giá Arabica đang được thúc đẩy tăng do nguồn cung trong ngắn hạn bị thắt chặt, thể hiện qua việc lượng tồn trữ trên sàn ICE lao dốc và cấu trúc thị trường kỳ hạn đảo ngược, nơi cà phê kỳ hạn gần giao dịch ở mức cao hơn so với những kỳ hạn xa hơn.
Tuy nhiên, các đại lý cho biết, sự sụt giảm trong kho dự trữ của sàn giao dịch ICE, hiện đang ở mức thấp nhất trong 23 năm, sẽ sớm kết thúc, với dữ liệu mới nhất cho thấy hơn 200.000 bao sẽ được phân loại.
Giá robusta đang nhận được sự hỗ trợ từ việc thắt chặt nguồn cung tại Việt Nam, nơi quá trình phát triển của quả bị thiếu phân bón, và xuất khẩu từ Brazil sụt giảm do các nhà rang xay đang tăng sử dụng robusta thay thế arabica hơn để cắt giảm chi phí.

Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá 5/8

Giá 12/8

12/8 so với 11/8

12/8 so với 11/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

89,01

92,09

-2,25

-2,38%

Dầu Brent

USD/thùng

94,92

98,15

-1,45

-1,46%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

70.220,00

72.990,00

-810,00

-1,10%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

8,06

8,77

-0,11

-1,19%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

285,56

304,60

-2,55

-0,83%

Dầu đốt

US cent/gallon

321,59

351,78

+3,38

+0,97%

Dầu khí

USD/tấn

990,00

1.045,25

+25,50

+2,50%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

85.000,00

85.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.791,20

1.815,50

+8,30

+0,46%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.674,00

7.702,00

+58,00

+0,76%

Bạc New York

USD/ounce

19,84

20,85

+0,35

+1,69%

Bạc TOCOM

JPY/g

85,10

85,40

+1,30

+1,55%

Bạch kim

USD/ounce

936,26

965,33

+5,54

+0,58%

Palađi

USD/ounce

2.129,29

2.224,95

-55,83

-2,45%

Đồng New York

US cent/lb

355,20

366,85

-3,80

-1,03%

Đồng LME

USD/tấn

7.870,50

8.091,50

-81,50

-1,00%

Nhôm LME

USD/tấn

2.416,00

2.434,50

-86,00

-3,41%

Kẽm LME

USD/tấn

3.488,50

3.589,00

-97,50

-2,64%

Thiếc LME

USD/tấn

24.455,00

25.177,00

-208,00

-0,82%

Ngô

US cent/bushel

610,00

642,25

+14,50

+2,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

775,75

822,50

-3,75

-0,45%

Lúa mạch

US cent/bushel

405,75

427,50

+3,50

+0,83%

Gạo thô

USD/cwt

17,34

17,16

+0,08

+0,44%

Đậu tương

US cent/bushel

1.408,75

1.454,25

+5,75

+0,40%

Khô đậu tương

USD/tấn

405,10

417,90

+5,50

+1,33%

Dầu đậu tương

US cent/lb

63,97

67,97

+0,35

+0,52%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

850,20

863,00

-3,90

-0,45%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.341,00

2.394,00

-57,00

-2,33%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

209,45

222,40

+2,85

+1,30%

Đường thô

US cent/lb

17,94

18,60

+0,11

+0,59%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

182,85

181,05

-1,10

-0,60%

Bông

US cent/lb

96,13

108,59

+4,00

+3,82%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

479,20

588,70

-6,90

-1,16%

Cao su TOCOM

JPY/kg

149,80

149,70

-0,40

-0,27%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa