menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG tuần tới 21/10: Giá biến động

10:00 24/10/2022

Chốt phiên giao dịch cuối tuần giá dầu tăng do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc mạnh lên và USD suy yếu, vàng, nhôm, quặng sắt, ngũ cốc tăng trong khi cà phê arabica thấp nhất 13 tháng.
 
Năng lượng: Giá dầu Brent tăng 2% trong tuần qua
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 22/10 và tăng trong cả tuần do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc mạnh lên và USD suy yếu làm lu mờ lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu và ảnh hưởng của việc tăng lãi suất tới nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu thô Brent tăng 1,12 USD hay 1,2% lên 93,5 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 54 US cent hay 0,6% lên 85,05 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 2%, trong khi dầu WTI giảm 0,7%.
Để chống lại lạm phát, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cố gắng làm chậm lại nền kinh tế và sẽ tiếp tục giữ mục tiêu tăng lãi suất trong ngắn hạn điều đó ảnh hưởng tới giá dầu.
Tuy nhiên, dầu thô đang được hỗ trợ từ lệnh cấm của Liên minh Châu Âu đối với dầu Nga, cũng như thỏa thuận cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày gần đây của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm cả Nga, được gọi là OPEC +.
Đồng đô la giảm giá so với rổ tiền tệ sau khi một báo cáo cho biết một số quan chức Fed đã báo hiệu sự lo ngại trong việc tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát, ngay cả khi họ chuẩn bị một đợt tăng lãi suất lớn khác vào tháng 11. 
Về việc cắt giảm OPEC + vốn bị Mỹ chỉ trích, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết nhóm sản xuất đang làm đúng công việc để đảm bảo thị trường dầu ổn định và bền vững.
Hôm thứ Năm giá dầu tăng sau khi Bloomberg đưa tin Bắc Kinh đang xem xét cắt giảm thời gian cách ly cho du khách từ 10 ngày xuống 7 ngày. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới đã tuân thủ các quy định hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 trong năm nay, làm ảnh hưởng nặng nề tới kinh doanh và hoạt động kinh tế, đồng thời làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về COVID-19 trong năm nay, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh và kinh tế, đồng thời làm giảm nhu cầu về nhiên liệu.
Trong khi đó số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai tăng 2 giàn lên 771 trong tuần qua, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Số giàn khoan dầu tăng 2 lên 612 giàn trong tuần qua, cao nhất kể từ tháng 3/2020, trong khi giàn khoan khí không đổi ở mức 157 giàn.
Kim loại quý: Giá vàng tăng 0,5% trong tuần qua
Giá vàng tăng hơn 1% do USD suy yếu trong bối cảnh báo cáo về khả năng một cuộc tranh luận giữa các quan chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ về tốc độ tăng lãi suất. Tính chung cả tuần, giá tăng nhẹ, khoảng 0,6% do đồng USD suy yếu trong bối cảnh có thông tin về
Theo đó, giá vàng giao ngay trong phiên cuối tuần tăng 1,5% lên 1.652,21 USD/ounce, sau khi phục hồi từ mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9, chạm vào đầu ngày; vàng giao sau tăng 1,2% lên 1.656,3 USD.
Tạp chí Phố Wall báo cáo rằng các quan chức Fed đang chuẩn bị tăng tiếp lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong tháng 11, trong khi một số khác bắt đầu báo hiệu muốn sớm giảm tốc độ tăng. Vàng nhạy cảm với việc tăng lãi suất. Giá vàng hiện nay tăng 0,6% trong tuần qua, sau khi phục hồi từ mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, cho biết: “Bài báo của Wall Street Journal đề cập đến tốc độ tăng lãi suất đang được chú ý rất nhiều đối với những người tham gia”.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, Mary Daly hôm thứ Sáu cho biết ngân hàng trung ương nên tránh đưa nền kinh tế Mỹ vào một "cuộc suy thoái không hồi phục" bằng cách thắt chặt quá mức, đồng thời nói thêm rằng Fed đang gần đến thời điểm mà họ nên giảm tốc độ tăng lãi suất.
Vàng nhạy cảm với lãi suất tăng, bởi điều đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không trả lãi.
Michael Matousek, nhà giao dịch hàng đầu tại U.S. Global Investors, cho biết khi vàng chạm mức thấp, mọi người đã vào và bắt đầu mua nó.
Chỉ số USD từ bỏ mức tăng trước đó và giảm 0,6%, khiến vàng rẻ hơn cho người mua bằng đồng ngoại tệ khác.
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ tăng nhanh trong tuần qua do một số người mua vào trước lễ hội khi giá trong nước giảm.
Về mặt vật chất, nhu cầu đối với vàng ở Ấn Độ tăng nhanh trong tuần này do một số người tiêu dùng mua vào để giảm giá trong nước trước lễ hội.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 2,7% lên 19,16 USD/ounce, bạch kim tăng 1,9% lên 931,00 USD trong khi palladium giảm 1,8% xuống 2.020,34 USD trong phiên cuối tuần.
Kim loại công nghiệp: Nhôm giảm giá trong tuần
Giá nhôm giảm khoảng 4% trong tuần qua do lo sợ lãi suất của Mỹ tăng nhanh làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại, mặc dù giá tăng trong phiên cuối tuần do Tạp chí Phố Wall đưa tin một số quan chức Fed có thể muốn Fed giảm tốc độ tăng lãi suất - điều đã thúc đẩy thị trường chứng khoán và làm suy yếu USD.
Trước đó, trong phiên cuối tuần, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2007 và đồng CNY của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ năm 2008, khiến kim loại được định giá bằng USD đắt hơn cho người mua ở Trung Quốc.
Nguồn cung dồi dào khiến nhôm bị áp lực giảm. Nhôm giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch LME tăng 0,4% lên 2.218 USD/tấn. Giá nhôm đã giảm khoảng 45% từ mức đỉnh hồi tháng 3 do việc phong tỏa Covid-19 tại Trung Quốc và lãi suất ở Mỹ tăng nhanh đồng thời nền kinh tế toàn cầu suy yếu.
Giá kim loại được sử dụng trong đóng gói, vận chuyển và xây dựng này đã giảm khoảng 45% so với mức đỉnh vào tháng 3 khi COVID-19 dẫn tới những đợt phong tỏa ở Trung Quốc và việc tăng lãi suất nhanh chóng ở Mỹ và các nơi khác làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.
"Một lần nữa, lo ngại về việc tăng lãi suất đã làm giảm nhu cầu đối với tài sản rủi ro", một nhà giao dịch hàng hóa kỳ hạn có trụ sở tại Trung Quốc cho biết. "Nhưng nguồn cung thắt chặt và nhu cầu ổn định có thể ngăn giá nhôm giảm mạnh."
Về những kim loại quý khác, giá đồng trên sàn LME tăng 1% lên 7.636 USD/tấn, kẽm giảm 0,7% xuống 2.944 USD/tấn; niken giảm 1% ở mức 21.965 USD, chì giảm 4,1% xuống 1.896 USD và thiếc giảm 3% ở mức 18.770 USD.
Giá quặng sắt tại Singapore tăng trong phiên cuối tuần, sau khi xuống thấp nhất năm 2022 trong phiên liền trước, nhưng tính chung cả tuần giá giảm tuần thứ 6 liên tiếp do lo lắng về triển vọng nhu cầu toàn cầu.
Quặng sắt giảm giá trong tuần qua một phần phản ánh thị trường thất vọng về quyết định duy trì chính sách zero Covid của Trung Quốc bất chấp thiệt hại đối với nền kinh tế và những lo ngại về việc tăng cường hạn chế sản xuất thép trong nước.
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tăng vào đầu phiên, nhưng quay đầu giảm vào cuối phiên, bất chấp những hy vọng mới về hỗ trợ bổ sung cho lĩnh vực bất động sản và việc nới lỏng các quy định về Covid-19. Quặng sắt giao tháng 1/2023 tại Đại Liên đóng cửa tăng 0,1% lên 676,5 CNY (93,35 USD)/tấn, và có tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp. Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Singapore tăng 1% lên 90,7 USD/tấn, trong phiên giá đã lên mức cao nhất 91,75 USD/tấn. Tại thị trường giao ngay, quặng sắt giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng tại 93 USD/tấn trong ngày 20/10.
Ngân hàng ANZ đã hạ giá mục tiêu ngắn hạn đối với quặng sắt xuống 85 USD/tấn, mục tiêu 12 tháng là 80 USD/tấn. Tại Thượng Hải, thép thanh tăng 0,2%, thép cuộn cán nóng tăng 0,3%, thép không gỉ giảm 0,6%.
Hiệp hội Thép Thế giới dự đoán nhu cầu thép toàn cầu giảm 2,3% trong năm nay, do những nguy cơ suy thoái cộng với những hạn chế về Covid-19 và lĩnh vực bất động sản suy sụp ở Trung Quốc.
Nông sản: Giá hầu hết giảm trong tuần qua
Phiên cuối tuần, giá hầu hết nông sản tăng, song tính chung cả tuần giá giảm.
Trong phiên giao dịch 21/10, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ (CBOT) đều tăng, dẫn đầu là đậu tương, theo xu hướng hồi phục của thị trường hàng hóa nói chung.
Kết thúc phiên này, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 4 US cent lên 13,95-1/2 USD/bushel và ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 tăng 1/4 US cent lên 6,84-1/4 USD/bushel; lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12 tăng 1-1/2 US cent lên 8,50-3/4 USD/bushel.
Giá các mặt hàng nông sản trên sàn CBOT tăng cao do thiếu các thông tin quan trọng. Ngoài ra, mưa lớn sắp diễn ra ở Argentina không có khả năng giúp cải thiện năng suất lúa mỳ. Thị trường giao ngay mạnh đã củng cố ngô và đậu tương do người dùng cuối trong nước tìm cách mua trước khi nông dân đưa nguồn cung mới thu hoạch vào kho dự trữ.
Giá lúa mỳ sẽ vẫn dễ biến động vì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc liệu hành lang xuất khẩu ở Biển Đen có được mở rộng hay không. Türkiye đã mua 470.000 tấn lúa mỳ có khả năng xuất xứ từ Biển Đen hôm 21/10.
Thị trường bất ổn có thể xảy ra vào cuối năm. Người ta ước tính rằng việc thu hoạch đậu tương của Mỹ vào ngày 23/10 sẽ hoàn thành 75% đến 80% và thu hoạch ngô có thể đạt 55% đến 58%.
Đối với mặt hàng đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa thay đổi ít tại 18,38 US cent/lb, giá đã xuống mức thấp nhất 2 tuần tại 18,26 US cent. Hợp đồng này đã mất 2,44% trong tuần qua; đường trắng kỳ hạn tháng 12 tăng 5,1 USD hay 1% lên 533 USD/tấn, tính chung cả tuần vẫn giảm 4,7%.
Các đại lý cho biết thị trường đang theo hướng giảm giá trong bối cảnh ngày càng nhiều quan điểm cho rằng dư thừa sản lượng ở quy mô lớn trên toàn cầu ở niên vụ mới bắt đầu trong tháng này, đặc biệt nếu nhu cầu bắt đầu giảm khi tăng trưởng kinh tế đình trệ.
Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch 21/10, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ (CBOT) đều tăng, dẫn đầu là đậu tương.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2022 tăng 0,25 xu Mỹ (0,04%) lên 6,8425 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 12/2022 tăng 1,5 xu Mỹ (0,18%) lên 8,5075 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2022 tăng 4 xu Mỹ (0,29%) lên 13,955 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá các mặt hàng nông sản trên sàn CBOT tăng cao do thiếu các thông tin quan trọng. Ngoài ra, mưa lớn sắp diễn ra ở Argentina không có khả năng giúp cải thiện năng suất lúa mỳ.
Giá lúa mỳ sẽ vẫn dễ biến động vì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc liệu hành lang xuất khẩu ở Biển Đen có được mở rộng hay không. Türkiye đã mua 470.000 tấn lúa mỳ có khả năng xuất xứ từ Biển Đen hôm 21/10.
Thị trường bất ổn có thể xảy ra vào cuối năm. Người ta ước tính rằng việc thu hoạch đậu tương của Mỹ vào ngày 23/10 sẽ hoàn thành 75% đến 80% và thu hoạch ngô có thể đạt 55% đến 58%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) không đưa tin về nhu cầu xuất khẩu mới của nước này trong ngày 21/10.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 0,15 US cent hay 0,1% xuống 1,909 USD/lb, giá đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021 tại 1.8620 USD; arabica giảm 2,95% trong tuần qua và 12,76% trong hai tuần qua.
Cà phê đã giảm bớt những lo ngại về tồn kho toàn cầu bị thắt chặt và thay vào đó giá cà phê giảm do triển vọng thời tiết cải thiện và tiêu thụ đang xấu đi.
Công ty tư vấn Safras & Mercado cho biết vụ cà phê 2022/23 của Brazil dự báo ở mức 57,3 triệu bao loại 60 kg/bao so với ước tính hồi tháng 9 là 58,2 triệu bao.
Các đại lý lưu ý rằng doanh số bán cà phê tại Brazil gần như hoàn toàn đình trệ, khi nông dân không muốn giao dịch ở mức giá thấp.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 giảm 45 USD hay 2,2% xuống 1.996 USD/tấn.
Chỉ số đồng USD biến động thất thường ngay từ đầu phiên cũng gây khó cho giá cà phê khi thị trường suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ "nhẹ tay" tại kỳ họp sắp tới do lo ngại "đồng bạc xanh" quá mạnh sẽ ngăn cản sự hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung. Điều này cũng khiến chứng khoán Mỹ bật tăng khá mạnh kéo theo các hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao nhưng lại đẩy giá cà phê vào thế bất lợi.
Nhà tư vấn, phân tích Safras & Mercado trong một báo cáo đầu tuần cho biết Brazil đã bán khoảng 60% sản lượng vụ mua mới vừa thu hoạch, cao hơn mức bình quân trong vòng 5 năm gần đây là 58% và cao hơn cùng kỳ năm trước là 52%, do giá cả tại thị trường kỳ hạn New York hiện đang ở mức "khá hấp dẫn".
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 800 – 900 đồng, xuống dao động trong khung 43.600 – 44.000 đồng/kg.
Chỉ số đồng USD biến động thất thường ngay từ đầu phiên cũng gây khó cho giá cà phê khi thị trường suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ "nhẹ tay" tại kỳ họp sắp tới do lo ngại "đồng bạc xanh" quá mạnh sẽ ngăn cản sự hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung.
Điều này cũng khiến chứng khoán Mỹ bật tăng khá mạnh kéo theo các hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao nhưng lại đẩy giá cà phê vào thế bất lợi.
Nhà tư vấn, phân tích Safras & Mercado trong một báo cáo đầu tuần cho biết Brazil đã bán khoảng 60% sản lượng vụ mua mới vừa thu hoạch, cao hơn mức bình quân trong vòng 5 năm gần đây là 58% và cao hơn cùng kỳ năm trước là 52%, do giá cả tại thị trường kỳ hạn New York hiện đang ở mức "khá hấp dẫn".
Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng thị trường Thượng Hải và chứng khoán trong nước giảm. Theo đó, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 4,2 JPY hay 1,9% xuống 221,2 JPY (1,47 USD)/kg; tính chung cả tuần giảm khoảng 3,5%. Tại Thượng Hải, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2023 giảm 95 CNY xuống 12.340 CNY (1.703,36 USD)/tấn.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 0,43%; cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn Singapore phiên này giảm 0,.4% xuống 125,4 U.S. cents/kg.
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn Covid. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang xem xét giảm thời gian cách ly với du khách xuống 7 ngày từ 10 ngày.
Sản lượng cao su tại Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo mưa lớn tiếp tục và cảnh báo lũ lụt tại các tình trồng cao su truyền thống.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa