menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới ngày 21/6: Giá dầu, vàng và cà phê đồng loạt tăng do USD giảm

11:58 22/06/2021

Đồng USD yếu đi đã đẩy giá hầu hết các hàng hóa nguyên liệu tăng trong phiên vừa qua. Đáng chú ý, giá dầu tiếp tục xu hướng tăng mạnh.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng mạnh sau thông tin tạm dừng đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran và đồng USD giảm khỏi mức cao nhất 2 tháng.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc giao tháng Tám tăng 1,39 USD, hay 1,9%, lên 74,90 USD/thùng, trong khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Bảy tăng 2,02 USD, hay 2,8%, và đóng phiên ở mức 73,66 USD/thùng.
Cả 2 loại dầu đều đã tăng liên tiếp trong 4 tuần qua do lạc quan về tốc độ tiêm chủng Covid-19 trên toàn cầu sẽ dẫn tới lượng người đi du lịch trong mùa Hè tưng mạnh. Giá hồi phục đã đẩy mức cộng giá dầu Châu Á giao ngay so với dầu Châu Âu lên mức cao kỷ lục nhiều tháng.
Các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran dự kiến vào ngày 20/6 đã bị tạm dừng sau khi Bộ trưởng Tư pháp Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran hôm 19/6 vừa qua. Nếu thỏa thuận này đạt được có thể dẫn đến việc Iran xuất khẩu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu, trong vòng 6 tháng tới.
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi hôm thứ Hai đã ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Iran và sáu cường quốc thế giới để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhưng thẳng thừng từ chối cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, kể cả khi Washington gỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt.
Bob Yawger, Giám đốc phụ trách mảng năng lượng của công ty Mizuho ở New York, cho biết: “Cuộc bầu cử theo đường lối cứng rắn ở Iran đang đè nặng lên thị trường (nguồn cung) vì các lệnh trừng phạt dường như ít có khả năng được dỡ bỏ”.
Ngoài ra, giá dầu cũng tăng do có những dự đoán về tăng trưởng sản lượng dầu bị hạn chế ở Mỹ, khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có nhiều khả năng kiểm soát thị trường hơn trong ngắn hạn trước khi sản lượng dầu đá phiến có thể gia tăng mạnh mẽ trong năm 2022.
Giá cả hai loại dầu này đã tăng suốt bốn tuần qua trước những lạc quan về tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu và nhu cầu được dự đoán sẽ tăng lên trong mùa du lịch hè.
Bank of America dự đoán giá dầu Brent có thể trung bình ở mức 68 USD/thùng trong năm nay nhưng có thể lên đến 100 USD/thùng vào năm tới do nhu cầu tăng lên sau đại dịch và xe ô tô riêng được sử dụng phổ biến hơn.
Ngân hàng Bank of America dự báo giá dầu Brent có thể đạt trung bình 68 USD/thùng trong năm nay, và có thể đạt 100 USD vào năm sau do nhu cầu bị dồn nén kéo dài và việc sử dụng ô tô cá nhân tăng lên.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng hồi phục trở lại sau tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 do đà tăng của đồng USD tạm dừng đã giúp kim loại này lấy lại sức hấp dẫn.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.782,83 USD/ounce, vàng giao sau cũng tăng 0,8% lên 1.782,90 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi khiến các nhà đầu tư chuyển sang vàng. Kim loại quý này đã giảm sáu phiên liên tiếp trước khi phục hồi vào phiên 21/6. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ mức thấp nhất trong 4 tháng cũng hỗ trợ giá vàng.
Phillip Streible, chuyên gia thị trường tại trung tâm Blue Line Futures ở Chicago, cho biết, mọi người đang tận dụng sự điều chỉnh này để mua vàng, đồng thời dự đoán giá vàng sẽ vượt mức 1.800 USD/ounce.
Những người tham gia thị trường đang chờ đợi buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trong đó có Chủ tịch Jerome Powell, trong ngày 22/6 để có định hướng giao dịch.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 2,5% lên 1.060,05 USD/ounce, trong khi palladium tăng 4,5% lên 2,575,24 USD sau khi giảm hơn 11% vào tuần trước, giá bạc tăng 0,6% lên 25,95 USD/ounce.
Thị trường palladium toàn cầu đã thâm hụt trong năm nay do tăng trưởng kinh tế phục hồi và các tiêu chuẩn khí thải chặt chẽ hơn trong ngành ô tô.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của công ty thương mại Heraeus cho biết, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đối với ô tô có thể giảm bớt tình trạng thắt chặt trên thị trường palladium.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá quặng sắt ở Châu Á giảm trong phiên vừa qua do Chính phủ Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra về thị trường này do giá nguyên liệu chính trong sản xuất thép dù giảm nhưng vẫn ở mức cao, bất chấp những cảnh báo chống hoạt động đầu cơ tích trữ từ Chính phủ nước này.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên phiên này giảm 8,8% xuống 1.121 CNY (173,31 USD)/tấn, trong phiên có lúc xuống chỉ 1.118,5 CNY, thấp nhất kể từ 8/6.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 7 trên sàn Singapore giảm 5,7% xuống 195,05 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 8/6.
Giá đồng vững trong phiên vừa qua, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 4 bởi động thái của Trung Quốc nhằm kiềm chế giá hàng hóa tăng và tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn tham chiếu trên sàn London tăng 0,6% lên 9.203 USD/tấn, trong phiên có lúc giá giảm xuống chỉ 9.011 USD/tấn.
Kim loại được sử dụng trong lĩnh vực điện và xây dựng này đã đạt mức giácao kỷ lục là 10.474,50 USD vào tháng Năm, nhưng trong tuần qua đã giảm 8,6%. Tính từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2021, giá đồng đã tăng gần 150% do các nhà đầu cơ đặt cược rằng nhu cầu sẽ tăng mạnh từ lĩnh vực cơ sở hạ tầng và điện khí hóa.
Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết: “Chúng tôi cho rằng giá đã đạt đỉnh và xu hướng giá là bắt đầu giảm”, đồng thời dự đoán rằng giá đồng trung bình sẽ từ 8.000 - 8.500 USD trong quý 3 năm nay.
Giá nhôm phiên này tăng 0,9% lên 2.407 USD/tấn. Sản lượng nhôm sơ chế trên toàn cầu tháng 5 đã tăng lên 5.744 triệu tấn.
Trên thị trường nông sản, gía đậu tương tăng do Trung Quốc mua vào và dự đoán thời tiết ở vùng Trung Tây nước Mỹ sẽ khô hạn kéo dài; ngô cũng tăng, trong khi lúa mì giảm
Giá đậu tương Mỹ tăng trong phiên vừa qua do Trung Quốc tiếp tục mua vào và lo ngại về tình trạng khô hạn kéo dài ở các khu vực phía tây của vành đai đất nông nghiệp vùng Trung Tây nước Mỹ, mặc dù cuối tuần rải rác có bão. Ngoài ra, việc Trung Quốc quay trở lại mua đậu tương cũng hỗ trợ giá tăng lên. Được biết, Trung Quốc vừa ký hợp đồng mua ngô với khối lượng nhiều nhất trong vòng 4,5 tháng. Giá ngô cũng tăng do lo ngại về khô hạn, trong khi giá lúa mì giảm trước áp lực thu hoạch vụ Đông, mặc dù cũng có sự lo ngại về khô hạn.
Cụ thể, giá đậu tương vụ cũ của Mỹ kỳ hạn tháng 7 phiên này tăng 19 US cent lên 14,15 USD/bushel, đậu tương vụ mới kỳ hạn tháng 11 tăng 6-1/4 US cent lên 13,19-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 7 phiên này tăng 4 cent lên 6,59-1/4 USD/bushel, trong khi ngô vụ mới kỳ hạn giao tháng 12 giảm 9-1/4 US cent xuống 5,57 USD/bushel. Giá lúa mì đỏ mềm vụ Đông kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1-1/4 cent xuống 6,61-1/2 USD/bushel.
Cũng lúc đóng cửa phiên vừa qua, giá đường thô tăng do người tiêu dùng tận dụng cơ hội giá thấp khi nhà đầu cơ bán tháo để mua vào.
Đường thô kỳ hạn tháng 7 phiên này tăng 0,35 US cent, tương đương 2,1%, lên 16,78 US cent/lb; trong phiên có thời điểm giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 4, là 16,19 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn giao tháng 8 cũng tăng 2,30 USD, tương đương 0,5%, lên 425,70 USD/tấn.
Mặc dù triển vọng vẫn chưa chắc chắn và chi phí vận chuyển cao đang khiến một số người mua tránh xa thị trường thực, song các nhà môi giới cho biết sự sụt giảm gần đây khiến thị trường trở nên hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Giá đường tăng cũng bởi tỷ lệ mía sử dụng sản xuất đường và ethanol ở Brazil hiện đang tương đương nhau, khi mà việc bán bán nhiên liệu sinh học có lợi hơn xuất khẩu đường bởi giá ethanol trên thị trường trong nước tăng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 2,1 US cent (1,4%) lên 1,5405 USD/lb. Mức giá này đã hồi phục khá nhiều sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5 – là 1,4905 USD; cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 phiên này cũng tăng 1 USD, tương đương 0,1%, lên 1.617 USD/tấn.
Triển vọng nguồn cung cà phê năm tới dự báo sẽ hạn chế, mặc dù sản lượng của Brazil có được cải thiện chút ít sau khi đã có mưa trong những ngày qua.Colomia cũng đã quay lại xuất khẩu sau một thời gian gián đoạn do các cuộc biểu tình chống Chính phủ.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm lúc kết thúc phiên vừa qua theo xu hướng giá giảm trên thị trường chứng khoán những giờ trước đó, do các nhà đầu tư sửng sốt sau khi quan chức Fed, ông James Bullard, báo hiệu ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn Osaka giảm 2,1 JPY, tương đương 0,9%, xuống 232.4 JPY/kg. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng khoảng 0,1% lên 12/745 CNY/tấn. Chủ tịch Fed St. Louis, ông Bullard, hôm thứ Sáu cho biết việc ngân hàng trung ương Mỹ chuyển hướng sang thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn là một phản ứng "tự nhiên" đối với tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là lạm phát diễn biến nhanh hơn dự kiến khi đất nước mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.
Giá hàng hóa thế giới sáng 22/6/2021
tong ket gia hang hoa ngay 21/6

Nguồn:VITIC / Reuters, Bloomberg

Tags: hàng hóa