menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới phiên 11/8: Giá dầu, vàng, sắt thép tăng

12:37 12/08/2021

Phiên giao dịch vừa qua, giá dầu và vàng tiếp tục tăng. Cà phê và quặng sắt cũng tăng trong phiên này. Tuy nhiên, giá đường, kim loại công nghiệp… hầu hết đi xuống.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ không kêu gọi các nhà sản xuất dầu nước này tăng sản lượng và nỗ lực tăng sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là một kế hoạch dài hạn hơn.
Khép phiên này, giá dầu Brent tăng 81 US cent (1,15%) lên 71,44 USD/thùng, sau khi đã tăng 2,3% ở phiên liền trước; dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) cũng tăng 9 US cent (1,41%) lên 69,25 USD/thùng, sau khi tăng 2,7% trong phiên 10/8.
Giá dầu tăng một phần cũng do cáo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy nguồn cung dầu thô của nước này giảm trong tuần trước, khiến OPEC chuyển hướng chú ý khỏi hoạt động sản xuất.
Giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng khoảng 35% trong năm nay, nhờ sự hỗ trợ từ thỏa thuận hạn chế nguồn cung do OPEC dẫn dắt, ngay cả sau khi hợp đồng dầu chủ chốt này ghi nhận mức giảm hàng tuần nhiều nhất trong bốn tháng trong tuần trước do lo ngại việc hạn chế đi lại để hạn chế dịch COVID-19 lây lan có thể ảnh hưởng đến nhu cầu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) Ngày 10/8 cho hay tăng trưởng việc làm tích cực của Mỹ và hoạt động đi lại ngày càng tăng đã thúc đẩy tiêu thụ xăng dầu trong năm nay. Số liệu của EIA ngày 11/8 cho thấy kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm trong tuần trước, trong khi lượng xăng dự trữ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Nhìn chung, lượng dầu thô dự trữ đã giảm trong nhiều tuần do nhu cầu tăng.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ, được đo lường theo sản phẩm được cung cấp, đã giảm trong tuần gần đây nhất, nhưng trong bốn tuần qua, ở mức 20,6 triệu thùng/ngày, gần tương đương với mức của năm 2019.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng khi giá tiêu dùng ở Mỹ tăng chậm lại, qua đó giúp giảm bớt lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm hỗ trợ kinh tế sớm hơn dự kiến. Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.752,46 USD/ounce; vàng giao sau cũng tăng 1,2% đóng cửa phiên lên mức 1.753,30 USD/ounce.
Trưởng bộ phận chuyên gia thị trường Phillip Streible thuộc tổ chức môi giới Blue Line Futures có trụ sở chính tại Chicago, Mỹ cho biết mức tăng của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ trong tháng 7/2021 phù hợp với dự báo. Thông tin này làm giới đầu tư giảm bớt lo ngại và thúc đẩy vàng tăng giá.
Theo báo cáo ngày 11/8 của Bộ Lao động Mỹ, Chỉ số CPI tháng 7/2021 đã tăng 0,5%, sau khi tăng 0,9% trong tháng Sáu. Trong 12 tháng tính đến tháng 7/2021, CPI của Mỹ tăng 5,4%. Nếu loại trừ các mặt hàng có giá thường biến động như lương thực và năng lượng, CPI lõi của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng 0,3% trong tháng Bảy, sau khi tăng 0,9% vào tháng Sáu.
Ngoài ra, đồng USD giảm từ mức cao nhất trong hơn bốn tháng cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ giảm càng thúc đẩy vàng tăng giá.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1% lên 23,55 USD/ounce; giá bạch kim tăng 2,5%, lên 1.020,70 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do rủi ro xảy ra cuộc đình công tại mỏ đồng lớn nhất thế giới đã dịu lại. Tuy nhiên, mức giảm là khiêm tốn sau khi các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ USD và USD suy yếu. Tập đoàn BHP và công đoàn tại mỏ đồng Escondida, mỏ đồng lớn nhất thế giới đã đạt được một thỏa thuận dự kiến cho hợp đồng mới.
Giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,1% xuống 9.514,5 USD/tấn sau khi tăng 1,6% trong phiên trước. Giá đồng đã giảm mạnh từ mức lịch sử 10.747,5 USD/tấn hồi tháng 5, nhưng vẫn tăng 22% trong năm nay.
Đồng giảm bớt đà giảm sau khi USD đảo chiều suy yếu khi số liệu cho thấy giá tiêu dùng Mỹ tăng chậm lại trong tháng 7.
Giá quặng sắt Đại Liên tăng gần 4%, sau 5 phiên giảm liên tiếp, theo xu hướng của thép do việc hạn chế sản lượng của Trung Quốc gây lo lắng về nguồn cung.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đóng cửa tăng 3,7% lên 871,5 CNY (134,33 USD)/tấn, sau khi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 26/3 trong phiên trước; quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tại Singapore tăng 2,4% lên 163,8 USD/tấn. Giá thép Thượng Hải tăng ngày thứ hai liên tiếp lên mức cao nhất trong gần hai tuần do lo lắng về nguồn cung; Thép thanh tại Thượng Hải tăng 2,4% và thép cuộn cán nóng tăng 1,7%; thép không gỉ tăng 0,1%.
Các nhà máy tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc - đã được yêu cầu giảm sản lượng bắt đầu từ tháng 7 để hạn chế sản lượng cả năm nay không cao hơn khối lượng năm 2020 nhằm cắt giảm mức khí thải - đang đối mặt với khả năng hạn chế kéo dài. Việc hạn chế này làm giảm nhu cầu quặng sắt, đưa giá quặng sắt xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng, theo số liệu của SteelHome.
Đường Sơn sẽ kéo dài việc hạn chế sản lượng thép tới ngày 13/3/2022 để đảm bảo chất lượng không khí tốt cho Thế vận hội.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì trên sàn giao dịch Chicago ổn định do các nhà đầu tư điều chỉnh vị thế trước báo cáo mùa vụ của chính phủ Mỹ.
Sản lượng giảm trong vụ lúa mì mùa đông của Nga, thiệt hại do hạn hán với lúa mì vụ xuân ở Bắc Mỹ và mưa lớn trong vụ thu hoạch của Liên minh Châu Âu đã làm gia tăng tình trạng không chắc chắn về nguồn cung xuất khẩu.
Hai tổ chức tư vấn hàng đầu tại Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới đã cắt giảm ước tính cho vụ lúa mì của Nga năm 2021 do thời tiết khô, nóng.
Hợp đồng lúa mì CBOT đóng cửa ổn định tại 7,27 USD/bushel sau khi tăng 2,2% trong phiên trước đó. Đậu tương CBOT tăng 3-1/4 US cent lên 13,4 USD/bushel và ngô tăng 6 US cent lên 5,59-1/4 USD/bushel.
Đậu tương tăng phiên thứ hai liên tiếp do dấu hiệu nhu cầu xuất khẩu tăng nhanh và sự hỗ trợ lan tỏa từ giá dầu cọ của Malaysia tăng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 0,12 US cent hay 0,6% xuống 19,47 US cent/lb, sau khi phiên trước lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2017.
Các đại lý cho biết đà tăng gần đây của thị trường được thúc đẩy bởi triển vọng sản lượng ở Brazil giảm dần, với những lo ngại tăng cao bởi số liệu được tổ chức Unica công bố.
Báo cáo này khẳng định thiệt hại với cây trồng từ đợt băng giá trong tháng 6 và tháng 7, nghĩa là vụ mía tại Brazil có thể kết thúc sớm hơn bình thường.
Ngân hàng Commerzbank cho biết nếu điều này thực sự xảy ra nguồn cung đường toàn cầu sẽ thiếu đáng kể do Brazil chiếm khoảng 40% xuất khẩu đường toàn cầu. Thiếu hụt đường toàn cầu cho niên vụ 2021/22 sẽ cần điều chỉnh tăng lên đáng kể.
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 3 USD hay 0,6% lên 471,2 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đảo chiều đóng cửa tăng 1,85 US cent hay 1% lên 1,8385 USD/lb; cà phê rubusta kỳ hạn tháng 11 tăng 1 USD hay 0,1% lên 1.864 USD/tấn.
Các nhà môi giới cho biết một báo cáo của Comexim tăng dự đoán tổn thất niên vụ hiện tại ở Brazil đã giúp giá trở lại theo chiều tăng.
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Cà phê Thế giới cho biết giá cà phê trung bình trong tháng 7 là cao nhất kể từ tháng 11/2014 do lo ngại tăng lên về nguồn cung hiện tại và tương lai, đặc biệt tại nhà sản xuất lớn nhất thế giới, Brazil.
Giá cao su Nhật Bản đóng cửa ổn định do những lo ngại về nguồn cung bởi dịch bệnh Covid-19 tại các nước sản xuất ở Đông Nam Á được bù với những lo sợ về nhu cầu chậm lại tại Trung Quốc; cao su giao tháng 1/2022 tại sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,1 JPY lên 22,3 JPY (2 USD)/kg.
Giá cao su tăng gần đây bởi nguồn cung khan hiếm do hạn chế từ đại dịch tại Đông Nam Á và hy vọng nhu cầu phục hồi mạnh tại Mỹ và Châu Âu nơi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng. Nhưng lo lắng về sự phục hồi tại Trung Quốc đang chậm lại đã hạn chế đà tăng giá.
Doanh số bán ô tô của Trung Quốc giảm trong tháng 7, giảm tháng thứ 3 liên tiếp, bị thiệt hại nặng nề bởi lũ lụt tại một số khu vực, sự bùng phát Covid-19 tại một số nơi và tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.
Cao su tại Thượng Hải giao tháng 1/2022 giảm 30 CNY xuống 14.820 CNY (2.285 USD)/tấn.

 

Giá hàng hóa thế giới

gia hang hoa the gioi

Nguồn:VITIC / Reuters, Bloomberg

Tags: hàng hóa