Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng vọt hơn 8% lên mức cao nhất kể từ năm 2014 do lo ngại về gián đoạn ngày càng tăng bất chấp thỏa thuận toàn cầu giải phóng dầu thô dự trữ của Mỹ và các nước đồng minh.
Các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gồm Mỹ và Nhật Bản đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ của họ để cố gắng chế ngự giá đang tăng mạnh đã vượt mốc 100 USD/thùng.
Tuy nhiên, tin tức về lượng phát hành đó - tương đương hoặc chưa bằng mức tiêu thụ dầu một ngày trên toàn thế giới – chỉ nhấn mạnh nỗi lo sợ của thị trường rằng nguồn cung sẽ không đủ để bù đắp sự gián đoạn ngày càng tăng đối với thị trường dầu thô.
Chốt phiên 1/3 dầu thô Brent tăng 7 USD hay 7,1% lên 104,97 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8/2014. Dầu thô WTI tăng 7,69 USD hay 8% lên 103,41 USD/thùng, đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 7/2014 và mức tăng theo phần trăm một ngày cao nhất kể từ tháng 11/2020.
Mặc dù các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã miễn trừ lĩnh vực năng lượng, song các nhà giao dịch vẫn e ngại giao dịch các loại dầu của Nga, dẫn đến việc giảm giá lớn đối với loại dầu này, song lại thắt chặt nguồn cung đối với các loại dầu thô khác.
Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, AP Moeller-Maersk A/S đã dừng vận chuyển container đến và đi từ Nga, trong khi Anh cấm tất cả các tàu có liên hệ với Nga vào các cảng của họ.
Các công ty dầu và khí lớn gồm BP và Shell PLC đã thông báo kế hoạch rút khỏi các hoạt động và liên doanh của Nga, trong khi TotalEnergies SA cho biết họ sẽ không đầu tư thêm vốn vào các hoạt của họ ở Nga.
John Kilduff, chuyên gia của công ty tư vấn đầu tư Again Capital có trụ sở tại New York (Mỹ) nhận định giá dầu đang ngày càng tăng giữa những lo ngại về tình hình Ukraine. Ông cho biết các nhà giao dịch đã thất vọng về quy mô của chương trình giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược.
Ngoài lo lắng về nguồn cung dầu toàn cầu, quốc hội Libya đã chấp thuận một chính phủ mới, nhưng chính quyền đương nhiệm đã bác bỏ cuộc bỏ phiếu và cam đoan không nhượng bộ quyền lực, đẩy tiến trình hòa bình mong manh đến bờ sụp đổ. Libya là một thành viên của OPEC sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm 2021.
Trong khi đó, Louise Dickson, nhà phân tích tại công ty dịch vụ dầu khí Rystad Energy (Na Uy), lưu ý thêm cam kết của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh còn gọi là OPEC+, về việc gia tăng nguồn cung cho đến nay vẫn chỉ là lời hứa trên giấy tờ, khi các thành viên tham gia thỏa thuận đang sản xuất dưới mục tiêu đã đề ra, vấn đề tiếp tục thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã nhất trí giải phóng 60 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ của các nước này trong nỗ lực "hạ nhiệt" đà tăng của giá dầu, vốn đã vượt 100 USD/thùng.
Tuy nhiên, thông tin về lượng dầu được giải phóng - tương đương với mức tiêu thụ dầu chưa đầy một ngày trên toàn cầu - chỉ càng đào sâu mối lo ngại của thị trường về nguy cơ nguồn cung không đủ để bù đắp cho tình trạng gián đoạn ngày càng tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá palladium tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 tháng do các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga làm tăng lo ngại về nguồn cung, trong khi căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng này cũng thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Chứng khoán Phố Wall giảm và giá dầu tăng trở lại trên 100 USD/thùng.
Theo đó, giá palladium đã tăng khoảng 9,4% lên 2.722,79 USD/ounce trong phiên này. Nga là nhà sản xuất palađi lớn nhất, công ty Nornickel trụ sở tại Moscow chiếm 40% sản lượng khai thác của kim loại này trên toàn cầu vào năm ngoái.
Vàng giao ngay cũng tăng 1,8% lên 1.941,51 USD/ounce; vàng giao sau tăng 2,3% lên 1.943,8 USD/ounce.
Giới đầu tư vẫn lo ngại khi cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, vốn bước sang ngày thứ sáu, sẽ ảnh hưởng xấu tới triển vọng lạm phát và tăng trưởng toàn cầu. Trong khi đó, các chỉ số thị trường chứng khoán và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ vàng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 5/2022 tăng 1,175 USD (4,82%), lên 25,541 USD/ounce lúc đóng cửa. Còn giá bạch kim giao tháng 4/2022 tăng 13,2 USD (1,27%) lên 1.051,9 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm lập kỷ lục cao mới do các lệnh trừng phạt tài chính với Nga khiến lo lắng về nguồn cung từ nhà sản xuất Rusal, trong khi những lo ngại về gián đoạn vận chuyển đã thúc đẩy giá nickel.
Cụ thể, giá nhôm trên sàn giao dịch London LME tăng 3,5% lên 3.487 USD/tấn. Giá kim loại này đã đạt cao kỷ lục 3.525 USD/tấn trong ngày 28/2.
Các biện pháp tài chính gồm quyết định của các đồng minh phương Tây loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT có thể làm gián đoạn xuất khẩu hàng hóa như nhôm và nicken từ Nga.
Rusal nhà sản xuất nhôm của Nga đã dừng sản xuất tại nhà máy luyện alumin Nikolaev ở Ukraine với lý do thách thức về hậu cần ở Biển Đen và khu vực xung quanh. Rusal là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, chiếm khoảng 6% nguồn cung toàn cầu, ước tính khoảng 70 triệu tấn trong năm nay.
Về những kim loại công nghiệp khác, giá đồng phiên này vững ở 9.869,50 USD/tấn, kẽm tăng 1% lên 3.658,50 USD/tấn, thiếc tăng 1,6% lên 45.200 USD/tấn và chì tăng 0,7% lên 2.384,50 USD/tấn.
Trong nhóm kim loại đen, giá uặng sắt Đại Liên và Singapore tăng vọt lên mức cao nhất hai tuần, bởi số liệu hoạt động của nhà máy Trung Quốc đang cải thiện và đặt cược các biện pháp kích thích bổ sung tại nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới này.
5/3, trong đó họ sẽ công bố các mục tiêu kinh tế trong năm nay.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 5,5% lên 737,5 CNY (116,85 USD)/tấn, sau khi chạm mức 741 CNY, cao nhất kể từ ngày 15/2.
Trên sàn giao dịch Singapore, quặng sắt giao tháng 4 tăng khoảng 5,4% lên 149,65 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 11/2. Thép thanh tại Thượng Hải tăng 3,8%, thép cuộn cán nóng tăng 4,3%. Thép không gỉ giảm 0,9%.
Chỉ số quản lý sức mua chính thức vẫn trên mốc 50 điểm trong tháng trước, cho thấy một số khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bất chấp áp lực giảm và sự bất ổn toàn cầu trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine.
Thị trường Trung Quốc phục hồi trên diện rộng, với các nguyên liệu kim loại đen khác cũng tăng trước cuộc họp hai kỳ thường niên của cơ quan lập pháp hàng đầu của nước này bắt đầu từ ngày
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc đã chứng kiến một số đà phục hồi tiêu dùng vào tháng trước và phải làm mọi thứ có thể để thúc đẩy tiêu dùng trong năm nay.
Những lo ngại về gián đoạn xuất khẩu quặng sắt từ Nga và Ukraine cũng hỗ trợ giá. Một số khách hàng Châu Âu của hai quốc gia này sẵn sàng tiếp cận công ty khai thác Vale của Brazil như một nguồn cung cấp thay thế.
Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc tăng tiếp, với đậu tương Mỹ kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 53-1/4 US cent lên 16,9 USD/bushel. Hợp đồng này đạt giá cao nhất kể từ 24/2, khi giá đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2012.
Giá lúa mì lên mức cao nhất trong gần 14 năm. Lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 50 US cent, mức giới hạn một ngày lên 9,84 USD/bushel. Hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất đã đạt giá cao nhất kể từ tháng 4/2008. Giá ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 35 US cent lên 7,25-3/4 USD/bushel. Mức giới hạn vẫn là 35 US cent trong ngày 2/3.
Những khách hàng mua ngô làm thức ăn chăn nuôi đã vội vàng đặt trước nguồn cung từ Liên minh Châu Âu để thay thế hàng xuất khẩu của Ukraine.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 0,64 US cent hay 3,6% lên 18,34 US cent/lb, trước đó giá đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1 tại 17,7 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 2,7% lên 509,3 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đường vẫn giao dịch trong biên độ nhỏ trong ngắn hạn được hỗ trợ bởi giá năng lượng cao nhưng áp lực giảm từ lo lắng của nhà đầu tư đang tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn bởi xung đột Nga – Ukraine.
Ai Cập đặt mục tiêu nhập khẩu 300.000 tấn đường trong năm 2022, gồm 100.000 tấn đã được mua.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 3,1 US cent hay 1,3% lên 2,36 USD/lb, giá đã giảm xuống mức thấp nhất một tháng trong phiên trước đó; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 6 USD hay 0,3% xuống 2.084 USD/tấn sau khi đóng cửa giảm 4% trong phiên trước đó.
Các đại lý cho biết họ dự kiến giá cà phê arabica ổn định trong tuần này do 60 – 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Nga, nước nhập cà phê lớn thứ 4 thế giới là cà phê robusta.
Giá cao su Nhật Bản giảm bởi lo ngại về Ukraine ảnh hưởng tới tâm lý và việc chốt lời sau ba ngày giá tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 6,1 JPY hay 2,3% xuống 256,9 JPY (2,23 USD)/kg. Trong đầu phiên giá cao su này đã giảm hơn 3%, giảm mạnh nhất kể từ ngày 9/12/2021. Hợp đồng cao su giao tháng 5 tại Thượng Hải giảm 160 CNY xuống 13.725 CNY (2.174,19 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 27/9/2021 tại 13.550 CNY/tấn.
Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 2 chậm lại xuống mức thấp nhất 5 tháng do biến chủng Omicron và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô làm ảnh hưởng tới sản lượng của các công ty, ngay cả trước khi Nga thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine, làm phức tạp triển vọng kinh tế.
Giá hàng hóa thế giới
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)