Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch đầu tuần 16/5 do thị trường lạc quan rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ phục hồi đáng kể sau những dấu hiệu tích cực cho thấy đại dịch Covid-19 ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nước này đang thuyên giảm.
Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên tăng 2,69 USD lên 114,24 USD/thùng (tăng 2,4%), trong khi dầu thô Tây Texas (Mỹ) tăng 3,71 USD, tương đương 3,4%, lên 114,20 USD/thùng.
Giá xăng kỳ hạn của Mỹ cũng thiết lập lại mức cao kỷ lục vào phiên 16/5, khi kho dự trữ giảm làm gia tăng lo ngại về nguồn cung. Dữ liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, các kho dự trữ dầu chiến lược của nước này đã giảm xuống còn 538 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1987.
Hôm thứ Hai (16/5), một quan chức của Thượng Hải cho biết thành phố đặt mục tiêu mở cửa rộng rãi trở lại và cho phép mọi hoạt động của 25 cư dân thành phố trở lại bình thường từ ngày 1 tháng 6, sau khi tuyên bố rằng 15 trong số 16 quận của thành phố đã không còn các ca nhiễm COVID-19 bên ngoài khu vực cách ly.
Tuy nhiên, ước tính có 46 thành phố ở Trung Quốc đang bị đóng cửa, ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm, sản xuất của nhà máy và việc sử dụng năng lượng.
Bob Yawger, giám đốc phụ trách mảng năng lượng của Mizuho cho biết: “Chúng tôi đang thấy nhiều tín hiệu cho thấy nhu cầu sẽ bắt đầu quay trở lại ở khu vực đó, hỗ trợ giá tăng lên”.
Cùng với việc sản lượng công nghiệp của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2022, dầu thô tinh chế của Trung Quốc giảm 11%, với sản lượng dầu tinh chế hàng ngày ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.
Giá dầu cũng được hỗ trợ khi các nhà ngoại giao và quan chức Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ sự lạc quan đạt được một thỏa thuận cấm vận từng giai đoạn đối với dầu của Nga, bất chấp những lo ngại về nguồn cung ở Đông Âu.
Áo kỳ vọng EU sẽ thống nhất về các lệnh trừng phạt trong những ngày tới. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock, cho biết khối này cần thêm vài ngày để đạt được thỏa thuận.
Naohiro Niimura, một đối tác tại công ty tư vấn Market Risk Advisory(Mỹ) , nhận định: “Với lệnh cấm vận theo kế hoạch của EU đối với dầu của Nga và sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng chậm, giá dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức hiện tại gần 110 USD/thùng”.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ do lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi USD cũng yếu đi.
Kết thúc phiên vừa qua, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.817,12 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 31 tháng 1, là 1.786,60 USD khi nhà đầu tư tập trung vào việc ngân hàng trung ương Mỹ sắp tăng lãi suất. Giá vàng giao sau cũng tăng 0,3% lên 1,814 USD.
Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, Bob Haberkorn, cho biết, xu hướng giá vàng tăng nhẹ do lợi suất kho bạc giảm và đồng đô la cũng yếu đi chút ít.
"Tất cả mọi điều được xem xét, vàng đang tăng, nhưng sẽ thấp hơn đáng kể ... giá vàng sẽ tìm được mức hỗ trợ dưới mức 1.800 USD một chút. Ngoài ra, có nhu cầu rất lớn đối với vàng và bạc vật chất."
Chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới giao dịch hàng hóa kỳ hạn RJO Futures (Mỹ), Bob Haberkorn cho biết, xu hướng tăng nhẹ của vàng là do lợi suất trái phiếu giảm, cho dù đồng USD suy yếu không đáng kể. Ngoài ra, nhu cầu rất lớn đối với vàng và bạc vật chất cũng góp phần hỗ trợ đà tăng này.
Đồng USD đã hạ nhẹ trong phiên 16/5, nhưng vẫn giữ gần mức “đỉnh” trong hai thập kỷ, khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng các kế hoạch nâng lãi suất cao hơn để kiềm chế giá cả tăng sẽ hạn chế sự thèm muốn đối với vàng, vốn không sinh lời.
Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại công ty dịch vụ ngoại hối City Index (Vương quốc Anh), cho biết: “Nhiều người vẫn coi vàng đang bị định giá thấp hơn đáng kể và thậm chí còn muốn mua vào kim loại này nhiều hơn nữa khi giá giảm”.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay tăng 2,2% lên 21,53 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020 vào cuối tuần trước.
Rupert Rowling, nhà phân tích thị trường tại nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số Kinesis Money, có trụ sở tại Liechtenstein (Lích-xten-tanh), cho biết bạc đã bị cuốn vào đợt bán tháo cổ phiếu và vàng. Kim loại này bị ”thất thế” bởi mang vai trò của một kim loại chính sử dụng trong ngành công nghiệp, vào giữa thời điểm mà các dự báo tăng trưởng đang bị cắt giảm.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 2,2% lên 21,53 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% lên 940,28 USD, trong khi palladium tăng 3,9% lên 2.019,70 USD.
Johnson Matthey , công ty đa quốc gia về hóa chất đặc biệt và công nghệ bền vững của Anh, cho biết dư cung trên thị trường bạch kim sẽ giảm trong năm nay và thị trường palladium có khả năng quay trở lại tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá kim loại cơ bản đồng loạt tăng do nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, Trung Quốc, có kế hoạch giảm bớt các hạn chế chống COVID-19, làm tăng kỳ vọng về nhu cầu phục hồi, nhưng những tác động tiêu cực của chính sách phong tỏa trong thời gian qua đối với tăng trưởng kinh tế đã hạn chế mức tăng.
Lúc kết thúc phiên 16/5, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1% lên 9.254 USD/tấn; trong khi nhôm tăng 1,4% lên 2.828 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất trong một tuần là 2.865 USD/tấn.
Nhà phân tích David Wilson của BNP Paribas cho biết: “Chính sách phong tỏa chống Covid-19 để đưa số ca nhiễm về 0 của Trung Quốc, lạm phát do giá năng lượng tăng, lãi suất thực tế của Mỹ tăng và đồng đô la mạnh lên đang thúc đẩy nhu cầu đi ngược chiều”.
Hoạt động kinh tế của Trung Quốc hạ nhiệt mạnh trong tháng 4 do các đợt phong tỏa gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp và việc làm, làm tăng thêm lo ngại về nguy cơ nền kinh tế có thể suy giảm trong quý thứ hai.
Lượng nhôm lưu trong các kho được phê duyệt của sàn LME hiện đang ở mức thấp nhất gần 17 năm, là 532.500 tấn, và lượng nhôm dự trữ có bảo hành (kim loại có sẵn trên thị trường) thấp kỷ lục - ở mức 260.075 tấn phản ánh sự thắt chặt của thị trường nhôm bên ngoài Trung Quốc.
Về các kim loại cơ bản khác, giá kẽm phiên này tăng 3,2% lên 3,601 USD/tấn, chì tăng 1,6% lên 2,093 USD, thiếc tăng 1,4% lên 33,830 USD và nickel giảm 2,5% xuống 26,575 USD.
Giá sắt thép trên thị trường Trung Quốc hồi phục do lo ngại về nguồn cung, lượng tồn trữ ở cảng biển nước này giảm, và một số hạn chế chống COVID-19 được nới lỏng.
Theo đó, quặng sắt tháng 9, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc, kết thúc phiên tăng 3,9% lên 834,50 nhân dân tệ (122,80 USD)/tấn, sau khi tuần trước giảm giá nhiều nhất trong vòng gần 3 tháng. Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao dịch tháng 6 tăng 1,3% lên 128,60 USD/tấn.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng ở Trung Quốc tính đến ngày 13/5 ở mức 141,75 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 10, theo dữ liệu từ công ty tư vấn SteelHome.
Giá thép phiên này cũng tăng, với thanh vằn trên sàn Thượng Hải tăng 1,4%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1% và thép không gỉ tăng 1,9%.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc tăng trong tháng 4, tăng 5,1% so với một tháng trước đó do tác động của các hạn chế về môi trường và gián đoạn hoạt động do Covid-19 được giảm bớt, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức của năm trước.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ trên sàn Chicago tăng với biên độ tối da, thêm 70 US cent, do việc Ấn Độ cấm xuất khẩu loại ngũ cốc này – một sự thay đổi chính sách đột ngột làm dấy lên lo ngại về nguồn cung trên toàn cầu trong khi nguồn cung vốn đã căng thẳng bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Các nhà giao dịch cho biết đợt phục hồi của lúa mì đã mang lại sức mạnh lan tỏa cho giá ngô kỳ hạn tương lai, khi những người mua trên toàn cầu, những người đang tìm kiếm nguồn cung từ nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới, tranh giành để mua hàng. Nhưng điều đó ảnh hưởng đến triển vọng giá đậu tương, trong bối cảnh nghi vấn về tác động của lệnh cấm đối với nhu cầu nhập khẩu dầu thực vật của Ấn Độ.
Giá các hợp đồng lúa mì đỏ mềm vụ đông trên sàn Chicago tất cả các kỳ hạn đều đạt mức kịch trần. Theo đó, giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kết thúc phiên tăng 70 US cent lên 12,47-1/2 USD/bushel, so với mức kỷ lục 13,63-1/2 USD hồi mùa xuân này.
Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ, được thúc đẩy bởi một đợt nắng nóng làm giảm triển vọng thu hoạch và khiến giá trong nước tăng cao, đã gây lo ngại về khả năng xuất khẩu lúa mì kỷ của nước này trong năm tới – trước đây dự đoán là cao kỷ lục, sẽ làm giảm nguồn cung thêm nữa trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Hạn hán ở Đồng bằng miền nam nước Mỹ và các vùng của Pháp cũng đang làm giảm khả năng sản xuất ở các nước xuất khẩu lớn khác.
Giá ngô trên sàn Chicago phiên này cũng tăng 28-1/4 cent lên 8,09-1/2 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 10 cent lên 16,56-1/2 USD/bushel.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tương lai trên sàn ICE kết thúc phiên tăng 5% do dự báo Brazil sắp đón một đợt không khí lạnh có nguy cơ gây băng giá.
Theo đó, cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên tăng 10,9 cent, tương đương 5,1%, lên 2,248 USD/lb, sau khi có lúc chạm mức cao nhất trong ba tuần là 2,2620 USD; cà phê robusta giao cùng kỳ hạn phiên này cũng tăng 47 USD, tương đương 2,3% lên 2.087 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 4 đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái do hạn hán ở các vùng của nước này đã làm giảm sản lượng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,51 cent, tương đương 2,7%, lên 19,68 cent/lb sau khi đạt đỉnh 19,70 cent - mức cao nhất kể từ ngày 22/4. Giá đường trắng giao tháng 8 tăng 13,50 USD, tương đương 2,5% lên 549,20 USD/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tương lai giao dịch trên thị trường Nhật Bản phục hồi từ mức thấp nhất 8-1/2 tuần, trong khi khi giá cao su kỳ hạn tương lai tại Thượng Hải cũng tăng lên do hoạt động mua gia tăng trong bối cảnh hy vọng nhu cầu sẽ tăng ở khách mua hàng đầu, Trung Quốc, bất chấp các chỉ số kinh tế của nước này đang trì trệ.
Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng cao su tham chiếu (kỳ hạn tháng 10) trên sàn Osaka tăng 3,1 yên, tương đương 1,3%, lên 244 yên (1,9 USD)/kg. Thứ sáu tuần trước (13/5), hợp đồng này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 15 tháng 3 là 240,4 yên.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng tăng 275 nhân dân tệ lên 13.070 nhân dân tệ (1.922 USD)/tấn.
Lượng cao su lưu trữ trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát đã tăng 1,3% so với một tuần trước đó.
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)