menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới phiên 20/1: Giá biến động thất thường

12:00 21/01/2022

Phiên giao dịch vừa qua, giá kim loại và ngũ cốc tăng mạnh, trong khi dầu quay đầu giảm.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm từ mức cao kỷ lục 7 năm do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 6 US cent xuống 88,38 USD/thùng. Trước đó, phiên 18/1, giá dầu Brent vọt lên 89,17 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 10/2014, tính từ đầu năm đến nay, giá dầu Brent tăng 13%. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 2/2022 kết thucsn giảm 6 US cent xuống 86,9 USD/thùng. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thô WTI tăng 15%. Giá dầu thô WTI kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 25 US cent xuống 85,55 USD/thùng.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng 515.000 thùng trong tuần trước trong khi dự trữ xăng tăng 5,9 triệu thùng, đẩy lượng tồn kho này lên mức cao nhất trong một năm.
Giao dịch trên thị trường dầu mỏ đã bị chi phối bởi những lo ngại về nguồn cung, từ các vấn đề ngắn hạn như tạm ngừng dòng chảy dầu của đường ống dẫn từ Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ cho đến sự thiếu nhất quán của các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và những quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC+) trong việc đạt được mục tiêu chung về tăng nguồn cung.
Trong khi đó, nhu cầu năng lượng trên toàn cầu vẫn ổn định, với lượng tiêu thụ dầu thô của Mỹ đạt mức trung bình 21,2 triệu thùng/ngày trong bốn tuần qua, vượt mức trước đại dịch.
Các hoạt động quân sự của phiến quân Houthi đối với Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC, càng làm gia tăng rủi ro địa chính trị.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 19/1 cho biết OPEC+ đã sản xuất khoảng 800.000 thùng dầu/ngày, thấp hơn mức sản lượng mục tiêu trong tháng 12/2021. IEA cho biết trong khi thị trường dầu có thể thặng dự đáng kể trong quý 1/2022, dự trữ dầu thô có thể thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Cơ quan này cũng nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng và bạc đạt mức cao nhất 2 tháng, được hỗ trợ bởi lo ngại xung quanh vấn đề lạm phát và căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng.
Theo đó, giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,1% lên 1.841,45 USD/ounce – cao nhất kể từ ngày 22/11/2021; vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York vững ở mức 1.842,6 USD/ounce.
Đà tăng của giá vàng gần đây diễn ra khi đồng USD yếu hơn và lợi suất trái phiếu giảm. Trong phiên này, đồng USD tăng và việc các thị trường chứng khoán lên điểm có thể đã góp phần khiến giá vàng giảm nhẹ.
Nhà phân tích của công ty kinh doanh kim loại quý Kitco (Canada) Jim Wyckoff, nhận định những lo ngại lớn về lạm phát đang thúc đẩy các nhà đầu tư mua các tài sản dự phòng như vàng và bạc.
Chủ tịch công ty tư vấn tài chính (Vương quốc Anh) Libertas Wealth Management Group, Adam Koos, cho rằng giá vàng cuối cùng đã tìm được động lực, chủ yếu nhờ môi trường lạm phát, kết hợp với việc đồng USD gần đây yếu. Dù lợi suất trái phiếu tăng tiếp tục gây sức ép lên giá kim loại này, rõ ràng là đà tăng giá tương đối mạnh, điều không được thấy kể từ cuối mùa Xuân năm ngoái. Ông Koos cho rằng vấn đề là liệu giá vàng có thể duy trì đà tăng này và lập mức đỉnh mới hay không, nhất là khi Mỹ chưa tháo gỡ được những nút thắt của chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch COVID-19.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng Ba gần như vẫn giữ được đà tăng của phiên trước, với mức tăng 48 US cent, hay 2%, lên 24,716 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 19/11, sau khi tăng gần 3,2% trong phiên trước. Giá bạch kim tăng 2,4% lên 1.046,53 USD/ounce và giá palladium tăng 3,6% lên 2.072,62 USD/ounce, cả hai đều đạt mức cao nhất 2 tháng. Trong phiên ngày 18/1/2021, giá palladium tăng hơn 7% và bạch kim tăng 5%.
Nhà phân tích của công ty kinh doanh kim loại quý Kitco (Canada) Jim Wyckoff, nhận định những lo ngại lớn về lạm phát đang thúc đẩy các nhà đầu tư mua các tài sản dự phòng như vàng và bạc.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 do lượng dự trữ còn rất thấp trong khi nhu cầu dự kiến sẽ tăng mạnh do tiêu thụ ắc quy xe điện tăng cao.
Giá nickel giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,8% lên 23.565 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2011 (24.435 USD/tấn); nickel kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Thượng Hải đạt mức cao kỷ lục 176,280 CNY (27.796,52 USD)/tấn.
Daniel Briesemann, nhà phân tích của Commerzbank, cho biết sự phục hồi của giá nickel có thể được thúc đẩy bởi triển vọng nhu cầu tăng mạnh và mối lo ngại nguồn cung.
Lượng nickel lưu kho trên sàn London chạm mức thấp nhất kể từ năm 2019 (94.830 tấn), so với mức 264.606 tấn trong tháng 4/2021, trong khi lượng lưu kho của sàn Thượng Hải chạm gần mức thấp kỷ lục trong tháng 8/2021 (4.711 tấn).
Goldman Sachs đã nâng mức dự kiến về lượng nickel thiếu hụt trong năm nay lên 30.000 tấn so với ước tính tháng 8/2021 là 13.000 tấn.
Về những kim loại cơ bản khác, giá thiếc tăng 1,6% lên 43.600 USD/tấn sau khi đạt mức cao kỷ lục 44.180 USD/tấn; giá đồng tăng 1,8% lên 10.017 USD/tấn, nhôm tăng 2% lên 3.113 USD/tấn, kẽm tăng 2% lên 3.654 USD/tấn và chì tăng 0,3% lên 2.370 USD/tấn.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt tại Đại Liên tăng do kỳ vọng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc. Trong khi, giá thép không gỉ tăng lên mức cao nhất 3 tháng được thúc đẩy bởi giá nickel đạt mức cao kỷ lục. Theo đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 1,3% lên 742 CNY (116,97 USD)/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 1 tuần (747,5 CNY/tấn) trong đầu phiên giao dịch; quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Singapore tăng 2,6% lên 133,9 USD/tấn.
Giá thép cây tăng 0,3%, thép cuộn cán nóng hầu như không thay đổi, trong khi giá thép không gỉ tăng 8% lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2021, do lo ngại nguồn cung và nhu cầu tăng mạnh đã đẩy giá nickel tăng lên mức cao kỷ lục.
Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ, để thúc đẩy nền kinh tế chậm lại trong tuần này, bằng cách giảm hàng loạt các chính sách quan trọng và tiêu chuẩn cho vay, với các thị trường kỳ vọng sẽ có những động thái tiếp theo.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương tại Chicago tăng lên mức cao nhất 7 tháng do xuất khẩu tăng và lo ngại về năng suất cây trồng tại Nam Mỹ. Theo đó, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 34-1/2 US cent lên 14,25-3/4 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 17/6/2021; ngô kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 1/2 US cent lên 6,11 USD/bushel, trong khi giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông giao cùng kỳ hạn giảm 6-1/4 US cent xuống 7,9-1/4 USD/bushel.
Giá cà phê biến động trái chiều, theo đó cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 0,8 US cent tương đương 0,3% xuống 2,4365 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2021 (2,45 USD/lb); cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 2 USD tương đương 0,1% lên 2.227 USD/tấn.
Giá đường thô giảm sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần trong đầu phiên giao dịch, song mức giảm được hạn chế do giá dầu thô vẫn ở mức cao. Trên sàn New York, đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 0,14 US cent tương đương 0,7% xuống 18,93 US cent/lb, trước đó trong phiên đạt 19,29 US cent/lb – cao nhất kể từ cuối tháng 12/2021; trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 2,8 USD tương đương 0,5% xuống 507,3 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 2 liên tiếp, do giá dầu tăng thúc đẩy nhu cầu cao su tăng mạnh. Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Osaka tăng 0,2% lên 250,5 JPY (2,19 USD)/kg, sau khi đạt mức cao nhất gần 2 tháng trong phiên trước đó. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 105 CNY xuống 14.940 CNY (2.356,24 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa