Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm trước khi Mỹ bước vào kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, trong bối cảnh giới đầu tư đang tập trung vào phản ứng của các nhà sản xuất dầu mỏ lớn đối với làn sóng mở kho dự trữ dầu - do Mỹ khởi xướng nhằm hạ nhiệt giá dầu.
Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 36 US cent (0,5%), xuống 78,03 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giảm 8 USD (0,1%), xuống 82,17 USD/thùng.
Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow có trụ sở tại Houston, cho biết, khối lượng giao dịch thấp trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn cho thấy thị trường đang xử lý các thông tin mới được công bố và chờ đợi phản ứng từ OPEC+. Ông Lipow cho biết, hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư thiếu định hướng rõ ràng vì thời gian các nước mở kho dự trữ dầu chiến lược vẫn chưa chắc chắn.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23/11 đã công bố kế hoạch xuất 50 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược cùng với sự phối hợp của các quốc gia tiêu thụ lớn khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, để cố gắng hạ nhiệt thị trường năng lượng. Tuy nhiên, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo rằng, động thái này sẽ làm nguồn cung dư thừa trên thị trường dầu mỏ tăng thêm 1,1 triệu thùng/ngày. OPEC và các đồng minh, bao gồm Nga, cùng được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào ngày 1-2/12 để bàn thảo về chính sách sản lượng.
OPEC hiện tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày kể từ tháng Tám, sau quyết định cắt giảm kỷ lục trong năm ngoái, khi các biện pháp kiểm soát dịch đã khiến nhu cầu lao dốc. Tại cuộc họp sắp tới, OPEC+ sẽ quyết định việc có tăng thêm sản lượng 400.000 thùng/ngày từ tháng 1/2022 hay không. Theo các nguồn tin, OPEC+ sẽ không thảo luận việc dừng tăng sản lượng, dù Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác mở kho dự trữ dầu.
Các thành viên OPEC như Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Kuwait cho biết họ hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận hiện tại của OPEC+ và không có lập trường nào trái ngược trước cuộc họp vào tuần tới. Iraq, cũng là một thành viên OPEC, cho biết họ ủng hộ việc duy trì kế hoạch hiện tại của OPEC+, cho rằng triển vọng thị trường dầu không rõ ràng do thị trường toàn cầu bất ổn.
Giá dầu cao đã làm tăng thêm lo ngại lạm phát. Theo các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, động thái phối hợp mở kho dự trữ do Mỹ khởi xướng có thể đưa thêm khoảng 70-80 triệu thùng dầu vào thị trường.
Bộ Năng lượng Mỹ đã mở một cuộc đấu giá để bán 32 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ chiến lược (SPR) để giao hàng từ cuối tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Bộ này có kế hoạch sẽ sớm xuất thêm 18 triệu thùng nữa.
Giới đầu tư cũng đang tìm hiểu xem liệu Trung Quốc có thực hiện theo kế hoạch mở kho dự trữ của nước này hay không. Ngày 24/11, Trung Quốc cho biết họ đang xem xét để mở kho dự trữ dầu và không đưa ra thêm thông tin cụ thể nào.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel giảm song vẫn quanh mức cao nhất trong 7 năm, trong khi đó giá thiếc đạt mức kỷ lục trước khi giảm, điều này do tồn kho thấp bởi nguồn cung khan hiếm và những nỗ lực của Trung Quốc để hỗ trợ kinh tế của mình đã thúc đẩy nhu cầu.
Giá nickel trên sàn giao dịch LME đã giảm 0,8% xuống 20.685 USD/tấn sau khi đạt 21.100 USD/tấn, chỉ dưới mức cao 21.425 USD/tấn của tháng trước. Thiếc LME giảm 1,1% xuống 39.530 USD/tấn sau khi tăng lên mức cao kỷ lục tại 40.680 USD/tấn.
Nguồn cung khan hiếm đã thúc đẩy mức cộng của nickel giao ngay với hợp đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME lên tới 194 USD/tấn, cao nhất kể từ năm 2019.
Nickel được dùng trong thép không gỉ đã tăng khoảng 25% trong năm nay. Thiếc được dùng để hàn linh kiện điện tử và giá đã gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021. Tuy nhiên, giá hiện nay quá cao khả năng tăng tiếp bị hạn chế.
Các kim loại cơ bản tăng kể từ đại dịch Covid-19 bắt đầu trong năm 2020, bởi kích thích kinh tế từ các chính phủ trên thế giới.
Lượng nickel lưu kho trên sàn LME giảm xuống 62.304 tấn so với hơn 200.000 tấn trong tháng 4, trong khi đó lượng thiếc lưu kho tăng lên 1.000 tấn từ mức thấp nhất trong lịch sử tại 255 tấn hồi tháng 10 nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức bình thường.
Giá quặng sắt tăng phiên thứ 5 liên tiếp, theo đó giá quặng sắt trên sàn Đại Liên lên mức cao nhất trong 3 tuần trong khi giá giao ngay tăng trên 100 USD/tấn, bởi tâm lý cải thiện trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,8% lên 611,50 CNY (95,74 USD)/tấn, sau khi chạm 629 CNY/tấn cũng trong phiên này, cao nhất kể từ ngày 2/11. Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 12 tăng 1,4% lên 104,5 USD/tấn. Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe tại Trung Quốc tăng lên 100,5 USD/tấn trong ngày 24/11, cũng mạnh nhất kể từ ngày 2/11, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Trong khi đó, giá thép thanh trên sàn Thượng Hải tăng 0,9%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,3%. Thép không gỉ tăng 0,2%.
Trên thị trường nông sản, các sàn giao dịch ở Mỹ đóng cửa nghỉ lễ. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London đóng cửa không đổi tại 511,2 USD/tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2022 đóng cửa tăng 0,5% lên 2.292 USD/tấn. Giá cà phê robusta Việt Nam, loại 2 với 5% hạt đen và vỡ, được chào bán ở mức trừ lùi 300 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE London. Mức trừ lùi một tuần trước là 280 – 300 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2022; cà phê robusta Sumatra (Indonesia) không đổi trong tuần này mặc dùgiá cà phê tại London tiếp tục tăng.
Cà phê vụ mới 2021/22 của Việt Nam vẫn chưa ra thị trường do mưa tại các khu vực trồng chủ chốt và tình trạng thiếu người hái đã làm gián đoạn việc xử lý cà phê. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng lên 22,9 triệu bao trong niên vụ 2021/22, tăng 4,5% so với niên vụ trước.
Giá cao su Nhật Bản tăng phiên thứ tư liên tiếp, đạt mức cao nhất trong 6 tháng do hy vọng ngày càng tăng về nhu cầu phục hồi khi sản lượng ô tô khôi phục từ mức sụt giảm bởi tình trạng thiếu chip, trong khi đồng JPY sụt giảm cũng hỗ trợ mua vào.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 7,7 JPY hay 4%, lên 256,7 JPY (2,2 USD)/kg. Trong phiên này có lúc giá đã chạm 257,5 JPY, cao nhất kể từ ngày 28/5; giá cao su ở Thượng Hải kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 200 CNY lên 15.755 CNY (2.467 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
76,92
|
-1,47
|
-1,88%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
81,09
|
-1,13
|
-1,37%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
51.000,00
|
-710,00
|
-1,37%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
5,14
|
+0,08
|
+1,50%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
228,00
|
-3,97
|
-1,71%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
234,76
|
-3,54
|
-1,49%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
681,00
|
-7,50
|
-1,09%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
72.410,00
|
-140,00
|
-0,19%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.795,00
|
+8,10
|
+0,45%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.612,00
|
-30,00
|
-0,45%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
23,58
|
+0,04
|
+0,19%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
87,00
|
-0,70
|
-0,80%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
987,14
|
-11,64
|
-1,17%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.875,72
|
+11,83
|
+0,63%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
442,75
|
-4,30
|
-0,96%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.801,50
|
-33,50
|
-0,34%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.717,50
|
+13,50
|
+0,50%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.300,50
|
-21,50
|
-0,65%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
39.709,00
|
-251,00
|
-0,63%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
585,50
|
-2,75
|
-0,47%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
850,25
|
-17,25
|
-1,99%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
750,25
|
+5,00
|
+0,67%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,46
|
+0,05
|
+0,31%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.266,50
|
-6,50
|
-0,51%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
350,90
|
-5,20
|
-1,46%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
60,70
|
+0,62
|
+1,03%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
1.001,80
|
+2,40
|
+0,24%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.512,00
|
-56,00
|
-2,18%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
245,40
|
+3,35
|
+1,38%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,93
|
-0,18
|
-0,90%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
128,45
|
-1,70
|
-1,31%
|
Bông
|
US cent/lb
|
115,78
|
+0,12
|
+0,10%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
791,50
|
+12,10
|
+1,55%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
178,40
|
-3,70
|
-2,03%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,21
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)