menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới phiên 26/7: Giá sắt thép, đồng, cà phê, cao su đều tăng

13:32 27/07/2021

Giá hàng hóa chủ chốt trong phiên vừa qua hầu hết tăng do USD giảm.
 
Trên thị trường năng lượng, gía dầu biến động trái chiều trong biên độ hẹp khi sự lan rộng của biến thể Delta gây ra lo ngại về nhu cầu nhiên liệu, song dự báo về sự thắt chặt nguồn cung dầu thô trong nửa cuối năm đã phần nào hạn chế đà giảm của mặt hàng này.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 40 US cent (0,5%) lên 74,50 USD/thùng, trong khi giá dầu nhẹ New York giảm 16 US cent (0,2%) xuống 71,91 USD/thùng. Đầu phiên giao dịch, cả hai loại dầu đều giảm hơn 1 USD/thùng.
Số ca mắc COVID19 tiếp tục tăng vào cuối tuần qua, với một số quốc gia báo cáo mức tăng kỷ lục hàng ngày và buộc mở rộng các biện pháp hạn chế để ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cũng ghi nhận sự gia tăng các ca mắc COVID-19.
Một số người lo ngại rằng trong năm nay nhập khẩu dầu của Trung Quốc có thể tăng với tốc độ chậm nhất trong hai thập kỷ khi Bắc Kinh kiểm soát tình trạng lạm dụng hạn ngạch nhập khẩu.
Avtar Sandu, nhà quản lý cấp cao của công ty môi giới Phillip Futures có trụ sở tại Singapore, cho biết biến thể Delta vẫn đang lan rộng và Trung Quốc đã bắt đầu hạn chế các nhà máy lọc dầu độc lập, theo đó tăng trưởng nhập khẩu của nước này sẽ không cao.
Tuần trước, cả hai mặt hàng dầu thô đều đã phục hồi từ mức sụt giảm 7% vào đầu tuần và đánh dấu mức tăng hàng tuần đầu tiên trong 2-3 tuần, nhờ nhu cầu gia tăng tại Mỹ và kỳ vọng nguồn cung thắt chặt.
Theo các nhà giao dịch, lượng dầu tồn kho tại kho cảng Cushing, Oklahoma (Mỹ) đã giảm khoảng 2,6 triệu thùng trong tuần trước. Thị trường dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ vẫn thiếu hụt bất chấp quyết định của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác, còn gọi là OPEC+, nhằm tăng sản lượng trong suốt thời gian còn lại của năm.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Tuần qua, nhà đầu tư lại gia tăng nhu cầu đối với tài sản rủi ro, và giống như những tài sản rủi ro khấc, giá dầu đang tạm “nghỉ” trước khi bước vào một vài phiên căng thẳng”.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trước khi diễn ra cuộc họp về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong hai ngày 27-28/7.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.798,41 USD/ounce; vàng kỳ hạn tương lai giảm 0,1% xuống 1.799,20 USD.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed được cho là sẽ thảo luận về các kế hoạch xung quanh việc giảm tốc độ mua trái phiếu hàng tháng mà ngân hàng này đang thực hiện.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/7 công bố số liệu cho thấy doanh số bán nhà mới tại Mỹ giảm 6,6%, xuống mức đã điều chỉnh theo mùa là 676.000 căn trong tháng Sáu, và đây là một yếu tố đã hỗ trợ giá vàng.
Nhà phân tích Edward Meir của ED&F Man Capital Markets cho biết: “Mối quan tâm bây giờ là chúng ta sẽ nhận được những gợi ý đầu tiên về việc không nhất thiết phải tăng lãi suất mà là những hình thức cắt giảm nào mà Fed dự tính trong bảng cân đối kế toán của mình, và điều đó có thể là nguyên nhân khiến lãi suất tăng cao hơn”.
Tuy nhiên, Meir cho rằng điều đó không có khả năng thúc đẩy vàng giảm liên tục, với sự hỗ trợ thu hút kim loại từ Ngân hàng Trung ương châu Âu ôn hòa, Fed hiện đang điều hành, kích thích tài khóa lớn và lạm phát cao hơn.
Cả ECB và Fed đều gợi ý rằng họ sẽ giữ chính sách tiền tệ phù hợp trong một thời gian.
Trong phiên này, giá bạc tăng 8,5 US cent, hay 0,34%, lên 25,318 USD/ounce; bạch kim giao tháng 10/2021 tăng 8,6 USD, hay 0,81%, lên 1.070 USD/ounce.
Phillip Streible, người phụ trách mảng chiến lược thị trường trưởngcủa Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: “Bạc phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và sự suy thoái ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nhu cầu bạc trong lĩnh vực công nghệ."
Lũ lụt ở miền trung Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố trung tâm công nghiệp và giao thông - Trịnh Châu, đã làm dấy lên lo ngại về thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng của khu vực này.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá quặng sắt đảo chiều tăng sau 5 phiên giảm liên tiếp trước đó do biên lợi nhuận ngành thép ở Trung Quốc hồi phục.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên kết thúc phiên này tăng 0,9% lên 1.136,50 nhân dân tệ (175,22 USD)/tấn. Trước đó, giá mặt hàng này đã giảm 5 phiên liên tiếp. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore kết thúc phiên 26/7 tăng 0,7% lên 198,75 USD/tấn.
Giá thép thanh vằn – dùng trong lĩnh vực xây dựng – kỳ hạn giao ngay tại Trung Quốc tiếp tục tăng do nhiều tỉnh thành yêu cầu các nhà máy cắt giảm sản lượng từ nay đến cuối năm, gây lo ngại sẽ thiếu hụt nguồn cung. Kết thúc phiên 26/7, giá thép cây và thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải đều tăng 0,4%, trong khi thép không gỉ tăng 2,9% lên kỷ lục cao 19.755 CNY/tấn.
Atilla Widnell, giám đốc điều hành công ty Navigate Commodities ở Singapore, cho biết: “Chi phí quặng sắt giảm và giá thép tăng đã dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ trong biên lợi nhuận thép, đặc biệt là đối với các sản phẩm thép dài”.
Theo ông Widnell: “Xét các yếu tố cơ bản và yếu tố kỹ thuật, chúng tôi thấy giá quặng sắt sẽ tăng trong ngắn hạn, với lượng quặng nhập khẩu về cảng Trung Quốc dự kiến sẽ giảm nhanh hơn so với mức tiêu thụ nội địa trong tuần qua, và dự kiến tình trạng đó sẽ tiếp diễn sang tuần tới”.
Các nhà sản xuất thép ở An Huy, Cam Túc, Phúc Kiến, Giang Tô, Giang Tây, Sơn Đông và Vân Nam đều đã nhận được thông báo yêu cầu hạn chế sản lượng ở mức bằng với sản lượng của năm 2020 trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nỗ lực hạn chế phát thải khí carbon.
Ở nhóm kim loại cơ bản, giá đồng tăng trong phiên vừa qua sau khi lũ lụt ở Trung Quốc gây lo ngại ảnh hưởng đến nguồn cung, trong khi USD yếu đi cũng hỗ trợ giá.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 3,2% lên 9,820 USD/tấn, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/6, là 9,819,50 USD. Đây là phiên giá tăng thứ 5 liên tiếp.
Lũ lụt ở miền trung Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố trung tâm công nghiệp và giao thông Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung và nhu cầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Đồng chủ yếu được sử dụng trong ngành xây dựng và điện và Trung Quốc chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ đồng toàn cầu.
Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết: “Tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan trở lại trong vài ngày qua, phản ánh qua giá đồng”, đồng thời tin rằng giá đồng sẽ tiếp tục giảm, đạt mức kỷ lục trên 10.700 USD/tấn vào tháng Năm.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương và ngô tăng trong phiên vừa qua, sau nhiều phiên giảm trước đó, do lo ngại thị trường đã rơi vào tình trạng bán quá mức trong bối cảnh khô hạn tiếp diễn ở Đồng bằng phía Bắc nước Mỹ.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn Chicago kết thúc phiên tăng 6 US cent lên 13,57-3/4 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất 2 tuần, là 13,32 USD. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 3-3/4 cent lên 5,46-3/4 USD/bushel; trong phiên có lúc giá giảm xuống 5,32-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 13/7.
Riêng giá lúa mì giảm do nguồn cung dồi dào trên toàn cầu, mặc dù có lo ngại về sản lượng ở một số khu vực. Giá lúa mì đỏ mềm vụ Đông phiên này giảm 7 US cent xuống 6,77 USD/bushel do triển vọng nhu cầu lúa mì Mỹ mờ nhạt, trong khi Biển Đen đang vào mùa thu hoạch rộ.
Giá dầu cọ tăng cũng giúp đẩy tăng giá đậu tương và hạt cải. Dầu cọ Malaysia phiên vừa qua tăng 2%, sau khi giảm ở phiên trước đó, do sản lượng cọ nước này ước tính giảm hơn 10% trong tháng Bảy.
Tuy nhiên, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại đáng kể vào cuối năm 2021 so với mức kỷ lục trong nửa đầu năm, làm hạn chế xu hướng tăng giá đậu tương.
Giá đường tăng cũng do băng giá ở Brazil. Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,25%, tương đương 1,4%, lên 18,42 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,30 USD, tương đương 0,3%, xuống 456,40 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường được hỗ trợ từ đợt băng giá ở Brazil, nước sản xuất đường hàng đầu thế giới, mặc dù thiệt hại đối với đường ít hơn so với cà phê.
Giá cà phê arabica tăng mạnh, lên mức cao nhất 6,5 năm, do lo ngại rằng các đợt bằng giá ở Brazil tuần trước có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ mùa của Brazil – nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Trong khi đó, dự báo sẽ có một đợt băng giá nữa diễn ra vào cuối tuần này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 18,8 cent, tương đương 9,9%, lên 2,078 USD/lb, sau khi có lúc đạt đỉnh 2,1520 USD, cao nhất kể từ tháng 10/2014; robusta kỳ hạn tháng 9 phiên này tăng 65 USD, tương đương 3,4%, lên 1.964 USD/tấn.
Đợt băng giá mạnh được báo cáo trên các vùng nông nghiệp của Brazil tuần trước đã ảnh hưởng tới 200.000 ha cà phê arabica, tương đương 11% tổng diện tích cà phê arabica của nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng hơn 2% trong phiên vừa qua, lên mức cao nhất trong một tuần, do kỳ vọng nhu cầu ô tô tăng mạnh khi nền kinh tế Mỹ phục hồi.
Kết thúc phiên này, giá cao su kỳ hạn giao dịch nhiều nhất trên sàn Osaka tăng 4,6 yên, tương đương 2,1%, lên 214,9 yên/kg; trong phiên có lúc giá tăng lên 216,6 yên (1,97 USD), cao nhất kể từ ngày 19/7. Cao su trên sàn Thượng Hải vững ở mức 13.185 CNY (2.034,06 USD)/tấn.
Xuất khẩu cao su của Nhật Bản tăng vọt trong tháng 6, chủ yếu bởi nhu cầu ô tô của Mỹ và nhập khẩu chip từ Trung Quốc về nhiều, đem lại hy vọng về sự phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Giá hàng hóa thế giới sáng 27/7/2021
gia hang hoa the gioi

Nguồn:VITIC / Reuters, Bloomberg

Tags: hàng hóa