menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới phiên 29/11: Giá hồi phục sau phiên giảm mạnh trước đó

13:08 30/11/2021

Thị trường hàng hóa nguyên liệu đang trải qua những ngày biến động mạnh. Ngoài do sức mạnh của đồng USD trong thời gian gần đây, có một nguyên nhân quan trọng khác là những động thái đóng cửa nền kinh tế liên quan đến Covid-19 từ khắp các nước Châu Âu, và nguy cơ suy thoái kinh tế ở Trung Quốc – nước tiêu thụ nguyên liệu thô hàng đầu thế giới.
 
Thông tin về sự xuất hiện của virus biến thể Omiron đã khiến hầu hết các thị trường đồng loạt lao dốc trong phiên thứ Sáu (21/11), đặc biệt là nhóm năng lượng và kim loại (gồm cả kim loại quý và kim loại công nghiệp), chỉ được bù đắp một phần bằng giá một số nông sản tăng. Sang phiên thứ Hai (29/11), giá hầu hết hàng hóa hồi phục bởi chưa có thêm thông tin nào mới cho thấy virus Omiron gây chết chóc hơn các chủng virus trước.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu hồi phục trong phiên 29/11 qua do các nhà đầu tư điều chỉnh lại giá sau khi giảm mạnh ở phiên liền trước và không có thêm nhiều dữ liệu về virus biến thể Omicron.
Giá dầu Brent đã nhanh chóng hồi phục trở lại mức trên 77 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng vượt 72 USD. Thuy nhiên, cả hai loại dầu đều giảm dần về cuối phiên. Kết thúc phiên này, dầu Brent đạt 73,44 USD/thùng, tăng 72 US cent (1%) so với phiên trước đó, sau khi giảm 9,50 USD hôm thứ Sáu.; dầu WTI tăng 1,80 USD, tương đương 2,6% lên 69,95 USD/thùng, sau khi giảm 10,24 USD trong phiên liền trước.
Tuần qua, giá dầu diễn biến đầy ‘kịch tính’, đầu tuần đón nhận thông tin Mỹ phối hợp với một số nền kinh tế lớn khác giải phóng kho dầu dự trữ chiến lược – động thái làm dấy lên lo ngại về một cuộc ‘phản công’ từ nhóm OPEC+, những nước sẽ nhóm họp trong ngày 2/12 để lên kế hoạch sản xuất cho tháng 1/2022 và sau đó. Phiên giảm giá hôm thứ Sáu là phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 năm 2020, phản ánh lo ngại rằng các lệnh cấm du lịch liên quan đến virus sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu. Giá dầu Brent đã tăng $ 10 trong hai tuần qua.
Michael Tran, nhà phân tích của RBC Capital Markets cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc giá dầu lao dốc đã bị ‘thổi phồng’ quá mức”, lưu ý rằng việc giá giảm mạnh cho thấy mức cầu yếu hơn nhiều so với mức hiện tại.
Tuy nhiên, nếu biến thể mới của virus Covid-19 chứng minh khả năng kháng vắc xin hoặc dễ lây lan hơn các biến thể khác thì sự xuất hiện của virus này có thể ảnh hưởng đến các ngành du lịch, thương mại và nhu cầu xăng dầu. Nếu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 chứng minh khả năng kháng vaccine hoặc dễ lây lan hơn các biến thể khác, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, thương mại và nhu cầu xăng dầu trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có thể phải mất nhiều tuần để hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến thể này, mặc dù một bác sĩ Nam Phi từng điều trị các ca bệnh cho biết các triệu chứng cho đến nay dường như còn nhẹ.
Trong khi đó, Omicron đã tạo ra một thách thức mới cho Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC +). Theo dự kiến ban đầu, tổ chức này sẽ nhóm họp vào ngày 2/12 để thảo luận về việc có nên tiến hành tăng sản lượng theo lịch trình vào tháng 1/2022 hay không. Nhưng OPEC+ đã phải hoãn các cuộc họp kỹ thuật trong tuần này để có thời gian đánh giá tác động của Omicron.
Dù vậy, các quan chức hàng đầu của OPEC+ đã lặp lại quan điểm rằng họ chưa lo lắng về biến thể Omicron. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman al-Saud cho biết ông không lo lắng về Omicron. Chính phủ Nga cũng cho biết không cần phải hành động khẩn cấp trên thị trường năng lượng.
Tổng thống Joe Biden cũng kêu gọi người dân Mỹ không nên quá lo lắng về biến thể Omicron mới. Đồng thời, ông cho biết Chính phủ Mỹ đang làm việc với các công ty dược phẩm để đưa ra các phương án dự phòng nếu cần có vaccine mới.
Với những biến động của giá dầu như vừa qua, điều duy nhất mà các nhà giao dịch dầu có thể yên tâm là trong quá khứ giá dầu thường gia tăng biến động và có mức thanh khoản thấp vào những tuần cuối năm.
Nhìn chung, các nhà phân tích duy trì quan điểm giá dầu sẽ tăng trong dài hạn, mặc dù hiện tại có thể bị ngừng tăng trong vài tháng, hoặc vài quý, bởi có thể phải đối mặt với khả năng các nhà đầu tư và các chuyên gia dầu mỏ giảm hứng thú đối với các dự án lớn, một phần vì không chắc chắn về triển vọng dài hạn của mặt hàng dầu mỏ, nhưng một phần nữa cũng bởi những hạn chế mà các ngân hàng áp dụng đối với các khoản cho vay để khai thác dầu, thay vào đó là tập trung cho các dự án chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Phân tích kỹ thuật cho thấy giá dầu đã phá vỡ ngưỡng 77,85 USD thì rất ít khả năng quay lại mức thấp 74,75 USD.
Liên minh OPEC + gọi việc các nước giải phóng kho dầu dự trữ chiến lược là "không hợp lý" trong điều kiện hiện tại và do đó nhóm này có thể chọn giải pháp giảm mức tăng sản lượng trong tương lai – hiện đang cung cấp ở mức gần 12 triệu thùng mỗi tháng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng đảo chiều nhưng ngược với giá dầu. Giá vàng giảm trở lại trong phiên vửa qua, tiếp tục xu hướng giảm ở thời gian gần đây (trừ thứ Sáu) do USD mạnh lên và nhà đầu tư ‘khôi phục’ tâm lý chuộng tài sản rủi ro giữa bối cảnh các thị trường xem xét tác động của virus biến thể Omicron nghiêm trọng đến mức nào.
Giá vàng gia ngay đã giảm 0,4% xuống 1.784,80 USD/ounce, sau khi giảm 2,9% trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6. Vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,2% xuống 1.782,30 USD.
Thị trường thế giới bình tĩnh trở lại sau đợt bán tháo vào cuối tuần trước tháo tuần trước –bị được thúc đẩy bởi việc phát hiện ra biến thể mới khiến một số quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới.
Nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank (Đan Mạch) cũng nhận định cho đến khi có thêm tin tức về biến thể Omicron và tác động tiềm tàng của nó, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong tình trạng nhiều bấp bênh. Điều đó sẽ không chỉ tác động đến một số thị trường phụ thuộc vào nhu cầu như năng lượng, kim loại và thị trường chứng khoán, mà còn cả vàng.
Trước đó, trong gần suốt tuần qua, giá vàng sụt giảm sau khi mất mốc kỹ thuật quan trọng 1.830 USD kích hoạt hoạt động bán tháo từ các quỹ đầu cơ. Chỉ trong phiên thứ Sáu (26/11), sự xuất hiện của virus Omiron khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng, tháo chạy khỏi các tài sản có độ rủi ro cao. Điều đó giúp giá vàng hồi phục sau khi giảm mất 70 USD vào đầu tuần qua. Sự đảo ngược mạnh mẽ của giá vàng diễn ra vào thứ Sáu (26/11) sau thông tin về virus biến thể mới, giúp giá vàng bật lên trên 1.800 USD trong nửa đầu phiên giao dịch. Ngoài việc bán thanh lý kéo dài đã tạo ra không gian cho những người mới tham gia mua vàng vào , sự phục hồi của giá vàng còn được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn, khi các đồng tiền điện tử giảm hơn 10% chỉ trong một phiên. Tuy nhiên, ngay cuối phiên 26/11, giá vàng hạ nhiệt do bị tác động bởi xu hướng giảm giá chung của thị trường hàng hóa. Lo ngại về virus biến thể mới đã gây áp lực giảm giá đối với hàng loại kim loại công nghiệp và bạch kim trong phiên này.
Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại công ty môi giới tài chính RJO Futures (Mỹ) đánh giá tâm lý thích các tài sản rủi ro của nhà đầu tư đã quay trở lại, dựa trên thực tế rằng các thị trường chứng khoán đã hồi phục trong khi giá vàng đi xuống vào phiên này.
Một yếu tố khác cũng tạo ra những “sóng gió” cho vàng trong phiên 29/11 là việc đồng USD tăng giá, khiến vàng đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ các đồng ngoại tệ khác.
Các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi sát các mốc thời gian mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất. Triển vọng lãi suất của Mỹ tăng tiếp tục gây áp lực giảm giá vàng.
Triển vọng về lãi suất cao hơn – vốn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ các tài sản không sinh lời như vàng - đã đè nặng lên kim loại quý này trong thời gian gần đây. Các thị trường đang theo dõi chặt chẽ mốc thời gian Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt các chính sách kích thích kinh tế mà ngân hàng trung ương này đã triển khai trong thời kỳ đại dịch.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 1,3% xuống 22,84 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,2% lên 965 USD/ounce.
Từ góc độ kỹ thuật, các nhà phân tích cho rằng giá vàng cần phải vượt qua một dải kháng cự, bắt đầu từ 1.816 USD, và chỉ cần bứt phá lên trên 1.840 USD sẽ báo hiệu động lực hồi phục đủ mạnh để kích hoạt một chu kỳ tăng mới lên trên 1.877 USD.
Phần lớn triển vọng giá vàng sẽ phụ thuộc vào việc liệu các loại vắc-xin hiện tại có chứng minh được hiệu quả chống lại chủng virus mới hay không, nghĩa là kinh tế thế giới có thể tránh được nguy cơ một đợt suy giảm mới hay không.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua do lo lượng đồng lưu kho trên sàn London (LME) giảm, bất chấp lo ngại về ảnh hưởng của sự xuất hiện của virus Omicron đối tới tăng trưởng nhu cầu kim loại.
Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London phiên này tăng 1,2% lên 9.570 USD/tấn. lúc 1706 GMT, mất 3,5% vào thứ Sáu.
Neil Welsh, nhà môi giới thuộc Britannia Global Markets, cho biết: “Lập luận tăng giá dựa trên lượng hàng tồn kho thấp trong lịch sử. "Về yếu tố gây giảm giá, chúng tôi lo ngại lạm phát, sức mạnh đồng đô la và lo ngại về Covid." Lượng đồng lưu kho trên sàn London hiện chỉ còn 80.075 tấn, bằng khoảng một phần ba mức dự trữ hồi cuối tháng Tám.
Về những kim loại công nghiệp khác, giá kẽm kỳ hạn 3 tháng trên sàn London cũng tăng 0,6% lên 3.213 USD. Dự trữ kẽm trên sàn LME giảm 20% kể từ tháng 4 xuống 161.450 tấn. Trong khi đó, giá nhôm tăng 0,8% lên 2.637 USD/tấn, chì tăng 0,1% lên 2.271 USD/tấn, thiếc tăng 1,6% lên 39.270 USD/tấn và nickel tăng 1,3% lên 20.165 USD/tấn.
Tom Mulqueen, nhà phân tích của Amalgamated Metal Trading, cho biết: “Sự gián đoạn vận chuyển tiếp tục ảnh hưởng đến việc cung cấp kim loại đến các khu vực thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, những nơi tiếp tục chứng kiến mức tiêu thụ mạnh bất chấp lĩnh vực ô tô suy yếu”.
Trên thị trường sắt thép, giá sắt giảm trong khi giá thép tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai trên sàn Đại Liên tăng 4,8% lên 615 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 6,1%. Hợp đồng này đã giảm 6,7% trong phiên liền trước. Giá quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu vào Trung Quốc giảm đã giảm 4,5 USD xuống 102 USD/tấn vào thứ Sáu.
Giá thép trên thị trường Trung Quốc giao dịch trong biên độ hẹp do lo ngại sự xuất hiện của virus Omicron có thể làm giảm nhu cầu. Giá thép thanh vằn, dùng trong xây dựng, giao tháng 5 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,9% xuống 4.145 CNY (649,19 USD)/tấn, sau khi giảm 2,5% trong phiên thứ Sáu (26/11); thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, giảm 0,9% xuống 4.533 CNY/tấn, sau khi giảm 1,4% ở phiên liền trước, và thép không gỉ cũng giảm 2,6% xuống 17.170 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ kỳ hạn tương lai giảm trong phiên vừa qua do đồng USD mạnh lên và triển vọng sản lượng lúa mì Australia cao kỷ lục làm giảm bớt những lo ngại gần đây về mùa màng sau khi thời tiết đã có mưa. Kết thúc phiên giao dịch, lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 3 giảm 18 cent xuống 8,22-1/4 USD/bushel.
Giá ngô và đậu tương cũng giảm theo giá lúa mì, do áp lực từ hoạt động bán mạnh mang tính kỹ thuật và bán chốt lời cũng như đã có đủ mưa Argentina và các vùng trồng trọt chính của Brazil vào cuối tuần qua. Theo đó, giá ngô giảm 9-1/2 cent xuống 5,82-1/4 USD/bushel và đậu tương giao tháng 1 giảm 11-1/4 cent xuống 12,41-1/2 USD/bushel.
Giá cà phê arabica giảm mạnh do lo ngại về triển vọng nhu cầu sau khi xuất hiện virus biến thể mới khiến các quỹ hàng hóa giảm mua hàng hóa nhẹ.
Theo đó, giá cà phê arabica giao tháng 3 giảm 4% xuống 2,33 USD/lb. Tuần trước, hợp đồng này đã đạt mức giá cao nhất trong 10 năm là 2,4820 USD; cà phê robusta giao tháng 1 cũng giảm 2,1% xuống 2.258 USD/tấn.
Dự báo giá cà phê sẽ giảm sau đà tăng mạnh gần đây của thị trường và lo ngại về nhu cầu trong tương lai khi các nhà nghiên cứu đánh giá những tác động có thể có của biến thể Covid mới đã tạo ra động lực cho việc thanh lý quỹ. Tuy nhiên, giá vẫn được củng cố do nguồn cung bị thắt chặt do xuất khẩu từ Brazil bị chậm trễ, một phần do thiếu năng lực vận chuyển container.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay dự kiến sẽ giảm 4,4% so với cùng kỳ xuống 1,36 triệu tấn.
Giá đường thô phiên này cũng giảm 0,9% xuống 19,19 cent/lb, thấp hơn nhiều so với mức cao nhất 4-1/2 năm là 20,69 cent được thiết lập vào đầu tháng này; đường trắng LSUc1 giao tháng 3 giảm 0,7% xuống 497,70 USD/tấn.
Các đại lý cho biết vẫn có những lo ngại đáng kể về biến thể Covid-19 mới, Omicron mới có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và hạn chế nhu cầu về đường.
Giá cao su kỳ hạn giao dịch trên thị trường Nhật Bản giảm trong phhieen này do các nhà đầu tư tranh thủ mua giá hời sau đợt giá giảm mạnh trong phiên liền trước. Tuy nhiên, đà tăng bị cản trở bởi lo ngại về sự lây lan của virus biến thể Omicron và sự hạn chế đi lại ở nhiều quốc gia.
Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Osaka tăng 1,4 yên, tương đương 0,6%, cao lên 247,7 yên (2,2 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 75 CNY lên 15.435 CNY (2.419 USD)/tấn.
Virus Omicron lây lan nhanh khiến một số nước như Australia, Đan mạch, Pháp và Hà Lan đã phát hiện các ca nhiễm, khiến cac nước đồng loạt phải xem xét lại kế hoạch cho phép đi du lịch quốc tế, nhằm nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của virus này.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn:Vinanet / VITIC / Reuters, Bloomberg

Tags: hàng hóa