menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới tháng 10/2021: Giá dầu, vàng, đồng, ngô, đậu tương cùng tăng

21:00 31/10/2021

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tháng 10 tiếp tục biến động mạnh, đặc biệt là nhóm năng lượng.
 
Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh trong tháng 10 dù giảm ở tuần cuối tháng
Giá dầu thế giới phiên cuối tuần tăng nhẹ do đồn đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nước đồng minh, được gọi là nhóm OPEC+, sẽ quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng tại cuộc họp trong tuần tới.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng 6 US cent lên 84,38 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 76 US cent, hay 0,9%, lên 83,57 USD/thùng.
Mặc dù tăng ở phiên cuối tuần, song tính chung cả tuần, giá dầu vẫn giảm, là tuần giảm đầu tiên trong vòng 2 tháng, bởi sau khi đạt mức cao nhất nhiều năm vào đầu tuần, giá ổn định trở lại vào những phiên cuối tuần.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 10, giá dầu vẫn tăng mạnh, dầu WTI tăng 11%, trong khi dầu Brent tăng 8% giữa bối cảnh nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt và nhu cầu tiêu thị nhiên liệu tăng cao.
Giá dầu thô tăng mạnh trong năm 2021, khi các nền kinh tế phục hồi sau những tác động của đại dịch COVID-19. Theo đối tác tại Again Capital LLC ở New York, John Kilduff, khi nguồn cung từ Iran có thể sẽ tăng, OPEC+ không thể tăng sản lượng, một khả năng đã tạo đà đi lên cho thị trường. Iran cho biết các cuộc đàm phán nhằm nối lại thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này sẽ được tái khởi động vào cuối tháng 11, nhờ đó cho phép Iran tăng cường xuất khẩu dầu.
Ngày 28/10, Algeria lên tiếng cho rằng mức tăng sản lượng của OPEC+ trong tháng 12 tới sẽ không quá 400.000 thùng/ngày do những yếu tố không chắc chắn và những rủi ro trên thị trường.
Kim loại quý: Giá vàng tăng 1,5% trong tháng 10 dù giảm ở tuần cuối tháng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần bởi USD mạnh lên sau khi số liệu mới nhất cho thấy lạm phát của Mỹ vẫn tăng nóng vào tháng trước khiến thị trường lại dồn trọng tâm chú ý vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần tới.
Theo đó, gía vàng giao ngay giảm 0,9% so với phiên liền trước, xuống 1.782,23 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 1,04% xuống 1.783,90 USD/ounce. Tính chung cả tuần, gía vàng giảm, song trong tháng 10, giá vàng và bạc có mức tăng hàng tháng lần lượt là hơn 1% và 7%, chủ yếu do hoạt động mua vào nhiều bởi lo ngại về lạm phát gia tăng trên toàn thế giới và sự phục hồi không đồng đều của các nền kinh tế từ đại dịch COVID-19.
Theo trang cung cấp thông tin kinh tế, tài chính và chứng khoán MarketWatch, nhu cầu vàng vật chất của Trung Quốc tăng cũng góp phần hỗ trợ kim loại quý này tăng giá.
Ngoài ra, vàng nhận thêm sự hỗ trợ khi Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/10 báo cáo giá trị các đơn đặt hàng hóa lâu bền của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng Chín giảm 0,4% so với tháng Tám trước đó, xuống còn 261,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, chiến lược gia thị trường tại công ty môi giới đầu tư Blue Line Futures, Phillip Streible, đánh giá hiện không có bất cứ yếu tố nào có thể ngăn chặn đà giảm của vàng. Chuyên gia này cho biết thêm rằng các quỹ sẽ bán ra tích cực khi vàng vượt qua mức 1.800 USD/ounce.
Trong khi vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, việc giảm các biện pháp kích thích và tăng lãi suất có xu hướng đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ và đồng USD lên. Diễn biến đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng vốn là một tài sản không sinh lời.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy rằng lạm phát của nước này trong tháng Chín đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/1991 và có thể thách thức quan điểm của Fed rằng tình trạng lạm phát phi mã chỉ mang tính tạm thời.
Thông tin đó đã làm dấy lên lo ngại về khả năng Fed sẽ đưa ra hành động chính sách chủ động để chống lại tình trạng tăng giá phi mã, đồng thời giúp lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1,6190% và đồng USD tăng 0,8% trong phiên 29/10.
Fed dự kiến sẽ công bố thời điểm bắt đầu cắt giảm các biện pháp hỗ trợ vào cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong hai ngày 2-3/11.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm giảm, đồng và các kim loại cơ bản khác tăng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2021, giá nhôm giảm do nhà đầu tư giảm ngại về nguồn cung tại Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nơi các nhà máy nhiệt điện than là một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất kim loại này.
Kết thúc phiên này, giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,9% xuống 2.721 USD/tấn, giá đã chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 8 tại 2.602 USD/tấn trong ngày 28/10 do giá than giảm. Tính chung cả tháng 10, giá nhôm giảm hơn 4%.
Giá than của Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm lớn nhất trong hơn 5 năm sau khi cơ quan kế hoạch nhà nước cho biết có khả năng điều chỉnh giá tiếp sau các cuộc điều tra gần đây đối với các nhà sản xuất.
Một yếu tố khác cũng gây áp lực lên nhôm là tình trạng thiếu hụt magiê được sử dụng để làm hợp kim nhôm. Giá nhôm sẽ phải giao dịch ở trên mức trung bình nhiều năm để khuyến khích sản lượng ở bên ngoài Trung Quốc.
Về những kim loại cơ bản khác, giá đồng phiên cuối tháng giảm 1,5% xuống 9,520 USD/tấn, so với thời điểm giá cao nhất hồi đầu tháng 10 thì giá đã mất khoảng 8%, nhưng tính chung cả tháng 10 vẫn tăng và là tháng tăng nhiều nhất kể từ tháng 4.
Giá sắt thép tại Trung Quốc tăng trong phiên cuối tháng do Bộ Môi trường đã cam kết cắt giảm nồng độ hạt độc hại, nhỏ trong không khí, được gọi là PM2,5, trong mùa đông, trong khi các thành phần sản xuất thép giảm nhiều hơn.
Cụ thể, giá thép cây trên sàn Thượng Hải kỳ hạn tháng 1 đóng cửa tăng 0,8% lên 4.646 CNY (727,14 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 5.003 CNY/tấn và thép không gỉ tăng 0,6% lên 19.080 CNY/tấn. Giá quặng sắt phiên này giảm 5,6% xuống 638 CNY/tấn; quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe ở Trung Quốc giảm 6 USD xuống 116,5 USD/tấn trong ngày 28/10, theo số liệu của SteelHome.
Bộ Môi trường Trung Quốc đặt mục tiêu cắt giảm PM2,5 trung bình 4% hàng năm tại các thành phố kiểm soát ô nhiễm trọng điểm trong mùa thu đông này và sẽ bố trí sản xuất xen kẽ tại các nhà máy thép.
Sản lượng 5 sản phẩm thép chính – thép cây, thép cuộn cán nóng, thép cuộn, cuộn cán nguội và thép thấm – tại các nhà sản xuất thép Trung Quốc tuần qua tăng 4,9%, đạt 9,2 triệu tấn. Tuy nhiên, con số đó thấp hơn nhiều so với 10,7 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Nông sản: Giá ngô và đậu tương tăng trong tháng 10
Giá ngô Mỹ tăng liên tiếp 4 phiên cuối tháng, đạt mức cao nhất trong 2,5 tháng do việc thu hoạch chậm lại khắp khu vực Midwest khiến người dùng cuối tranh giành các nguồn cung cấp. Trong khi đó, giá đậu tương cũng tăng do việc mưa nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi áp lực kỹ thuật.
Kết thúc phiên này, giá Ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 5-1/2 US cent lên 5,68-1/4 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 3-1/2 US cent lên 12,49-1/2 USD/bushel; lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 1/4 US cent lên 7,72-3/4 USD/bushel, hợp đồng này tăng 6,5% trong tháng này, tăng tháng thứ 5 liên tiếp và đó là chuỗi dài nhất kể từ năm 2007.
Tính chung trong tháng 10, giá ngô tăng khoảng 6%, trong khi đậu tương tăng khoảng 7%, còn lúa mì giảm khoảng 2%.
Giá gần đây tăng trong bối cảnh sản xuất ethanol vẫn có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago lưu ý bắt đầu từ tuần tới, các hàng hóa trên sàn giao dịch Chicago sẽ có một điều chỉnh khi sự chú ý của thị trường hướng trở lại về vấn đề nguồn cung của Mỹ và hoạt động giao dịch sẽ được dùng để đánh giá sản lượng cây trồng Mỹ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo nước này đã bán 279.415 tấn ngô Mỹ cho Mexico và 132.000 tấn đậu tương Mỹ cho một điểm đến chưa xác định.
Đối với mặt hàng lúa mì, Australia dự kiến nước này có thể chứng kiến một vụ mùa bội thu với mức sản lượng cao kỷ lục. Lúa mỳ Australia và lúa mỳ Argentina có thể sẽ cạnh tranh với nhau trên thị trường hàng hóa thế giới khi tốc độ thu hoạch được đẩy nhanh.
Đối với mặt hàng đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,35 US cent hay 1,8% xuống 19,27 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 6,5 USD hay 1,3% xuống 509,1 USD/tấn.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 10, giá đường giảm. Sự gia tăng giá năng lượng đã mất đà khi mưa ở Brazil tiếp tục cải thiện triển vọng sản lượng mía trong năm tới.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1 phiên cuối tháng 10 tăng 37 USD hay 1,7% lên 2.214 USD/tấn; cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 tăng 4 US cent hay 2% lên 2,0395 USD/lb. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay dự kiến giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước xuống 1,27 triệu tấn.
Giá cao su Nhật Bản phiên cuối cùng của tháng 10 cũng tăng bởi đồng JPY yếu so với USD, đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp, mặc dù một số nhà đầu tư vẫn ở ngoài lề trước thềm cuộc tổng tuyển cử của đất nước. Hợp đồng cao su giao tháng 4 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2 JPY hay 0,9% lên 232,8 JPY (2,1 USD)/kg. Tính chung cả tuần giá tăng 0,8%. Cao su tại sàn Thượng Hải kỳ hạn tháng 1 trong cùng phiên giảm 20 CNY xuống 14.880 CNY (2.328 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá 29/10

Giá 29/10 so với 28/10

Giá 29/10 so với 28/10 (%)

Giá 30/9

+/- tháng 10 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

83,57

+0,76

+0,92%

75,05

11,38%

Dầu Brent

USD/thùng

84,38

+0,06

+0,07%

78,27

7,75%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.500,00

-510,00

-1,00%

48.080,00

 

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

5,43

-0,36

-6,16%

5,89

-5,08%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

246,20

+2,70

+1,11%

218,78

10,87%

Dầu đốt

US cent/gallon

249,64

-2,01

-0,80%

234,17

6,75%

Dầu khí

USD/tấn

718,50

+4,25

+0,60%

671,75

 

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

73.830,00

+570,00

+0,78%

66.640,00

 

Vàng New York

USD/ounce

1.783,90

-18,70

-1,04%

1.755,10

1,50%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.522,00

-25,00

-0,38%

6.271,00

 

Bạc New York

USD/ounce

23,95

-0,17

-0,71%

22,07

7,59%

Bạc TOCOM

JPY/g

87,30

0,00

0,00%

79,40

 

Bạch kim

USD/ounce

1.022,22

+0,83

+0,08%

961,27

5,58%

Palađi

USD/ounce

2.004,06

+12,76

+0,64%

1.909,60

4,84%

Đồng New York

US cent/lb

436,80

-7,05

-1,59%

406,90

6,98%

Đồng LME

USD/tấn

9.496,00

-170,50

-1,76%

8.936,50

 

Nhôm LME

USD/tấn

2.716,50

-30,00

-1,09%

2.858,50

-4,02%

Kẽm LME

USD/tấn

3.378,50

+6,50

+0,19%

2.988,00

12,57%

Thiếc LME

USD/tấn

36.888,00

+1.030,00

+2,87%

33.921,00

11,31%

Ngô

US cent/bushel

568,25

+5,50

+0,98%

532,75

5,92%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

772,75

+0,25

+0,03%

728,75

-1,61%

Lúa mạch

US cent/bushel

729,75

+19,25

+2,71%

576,00

 

Gạo thô

USD/cwt

13,57

0,00

-0,04%

13,68

-3,17%

Đậu tương

US cent/bushel

1.249,50

+3,50

+0,28%

1.251,50

6,51%

Khô đậu tương

USD/tấn

332,60

+1,70

+0,51%

328,60

 

Dầu đậu tương

US cent/lb

61,27

+0,40

+0,66%

58,09

 

Hạt cải WCE

CAD/tấn

959,80

+4,50

+0,47%

889,60

15,49%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.544,00

-27,00

-1,05%

2.652,00

-4,07%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

203,95

+4,00

+2,00%

194,00

4,64%

Đường thô

US cent/lb

19,27

-0,35

-1,78%

20,34

-2,82%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

123,05

-0,50

-0,40%

132,50

 

Bông

US cent/lb

114,85

+1,12

+0,98%

106,05

6,54%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

-0,30%

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

636,00

-42,00

-6,19%

627,50

 

Cao su TOCOM

JPY/kg

175,50

-2,90

-1,63%

166,60

8,72%

Ethanol CME

USD/gallon

2,21

0,00

0,00%

2,21

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters, Bloomberg

Tags: hàng hóa