menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới tuần tới 24/12: Đồng loạt tăng giá

17:00 26/12/2021

Tuần qua, giá hầu hết các hàng hóa chủ chốt, từ dầu đến vàng, nhôm, đồng, nông sản… đồng loạt tăng do thị trường bớt lo ngại về tác động tiêu cực của virus Omicron đến kinh tế toàn cầu.
 
Năng lượng: Giá dầu tăng
Giá dầu thô Brent phiên cuối tuần (thứ Sáu, 24/12) quay đầu giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp trươc đó trong bối cảnh giao dịch thưa thớt. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng. Thị trường tập trung vào việc OPEC+ sẽ có động thái gì và tác động của virus biến thể Omicron sẽ như thế nào?
Cụ thể, giá dầu thô Brent phiên kết thúc tuần giảm 39 US cent, tương đương 0,5% xuống 76,46 USD/thùng, sau khi tăng 2,1% trong phiên liền trước, tính chung cả tuần giá vẫn tăng khoảng 4%.
Thị trường Mỹ đóng cửa vào thứ Sáu (24/12) để nghỉ lễ Giáng sinh. Phiên 23/12, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,03 USD, tương đương 1,4%, kết thúc ở mức 73,79 USD/thùng, tính chung cả tuần tăng 4,1% trong tuần.
Giá dầu đã phục hồi trong tuần qua do lo nỗi lo ngại về tác động của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao đối với nền kinh tế toàn cầu giảm dần, với dữ liệu ban đầu cho thấy virus này gây ra mức độ bệnh nhẹ hơn so với các chủng trước của Covid-19.
Chiyoki Chen, nhà phân tích trưởng của Sunward Trading cho biết: “Đó là diễn biến thị trường điển hình trong kỳ nghỉ lễ”. Ông cho biết: “Với những lo ngại về sự lây lan của virus Omicron đang mờ dần, sự tập trung của thị trường đã chuyển sang chú ý tới động thái tiếp theo của OPEC + tại cuộc họp vào tháng 1/2022”.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng trong bối cảnh số ca lây nhiễm virus gia tăng mạnh.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu khí của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020 trong tuần gần đây nhất, hiện là 586 giàn, cho thấy sản lượng sẽ tăng trong những tháng tới.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên phiên 24/12 tăng 4% lên 2.327 nhân dân tệ/tấn, trong khi than cốc tăng 3% lên 3.169 nhân dân tệ/tấn. Tính chung cả tuần, giá than luyện cốc tăng 5,9%, trong khi than cốc tăng 3,9%.
Giá khí tự nhiên của Mỹ giảm hơn 6% trong phiên vừa qua do dự báo thời tiết sẽ ôn hòa và nhu cầu sưởi ấm sẽ thấp hơn dự kiến trước đó. Lượng khí rút ra từ kho dự trữ trong tuần qua đã giảm xuống vì lý do này.
Theo đó, khí đốt kỳ hạn giao sau 1 tháng giảm 24,5 cent, tương đương 6,2%, xuống mức 3,731 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu). Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng 1,1% sau 3 tuần giảm trước đó.
Kim loại quý: Giá vàng dao động quanh mức 1.800 USD
Phiên cuối tuần, 24/12, giá vàng dao động quanh ngưỡng quan trọng là 1.800 USD/ounce trước khi bước vào kỳ nghỉ cuối năm trong bối cảnh USD ổn định và nhu cầu đối với các tài sản rủi ro cao được cải thiện bởi nỗi lo về ảnh hưởng của virus Omicron đã dịu lại.
Theo đó, vàng giao ngay cuối phiên này tăng 0,4% lên 1.809,89 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2022 tăng 0,5% lên 1.811,70 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng nhẹ.
“Đây chỉ là ‘tiếng ồn’ trong một ngày có lượng giao dịch thấp trước Giáng sinh, Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho biết, và nhận định năm tới chắc chắn sẽ có lợi cho vàng, đặc biệt là khi lạm phát cao có khả năng tiếp tục kéo dài.
Chỉ số Dollar index phiên này ổn định làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với người mua bằng những loại tiền khác. Tuy nhiên, đồng bạc xanh vẫn ở gần mức thấp nhất trong 1 tuần và sự giảm giá gần đây của USD giúp cho giá vàng nhích tăng nhẹ trong tuần qua.
Cổ phiếu toàn cầu, lợi suất trái phiếu và các loại tiền tệ rủi ro hơn đều tăng gần đây khi niềm tin của nhà đầu tư tăng lên nhờ các dấu hiệu cho thấy Omicron có thể không nghiêm trọng như lo ngại ban đầu, cũng như dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ.
Nicholas Frappell, tổng giám đốc toàn cầu tại ABC Bullion, cho biết: “Vàng phải đối mặt với ngưỡng kháng cự kỹ thuật khoảng 1.815 – 1.826 USD, với rủi ro địa chính trị có thể giữ giá vàng vững”.
Đầu tháng này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ báo hiệu mục tiêu lạm phát của họ đã được đáp ứng và mở đường cho ba đợt tăng lãi suất mỗi lần thêm 0,25 điểm phần trăm trong năm 20220.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay kết thúc tuần ở mức tăng 0,5% lên 22,89 USD/ounce, bạch kim tăng 0,8% lên 972,84 USD/ounce, lần lượt tăng 2,5% và 4,2% trong tuần này. Giá Palladium tăng 3,3% lên 1.943,68 USD/ounce trong ngày 24/12 và tăng khoảng 9,2% trong tuần.
Giá vàng ở các trung tâm vàng Châu Á tuần này diễn biến trái ngược nhau trong bối cảnh lượng giao dịch giảm dần trước thềm Giáng sinh và Năm mới, mặc dù những ngày lễ sắp tới là động lực thúc đẩy người tiêu dùng Singapore mua vàng miếng để làm quà tặng.
Mức cộng giá vàng ở Singapore so với giá tham chiếu quốc tế tuần này là 1,50-1,80 USD/ounce. Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, mức cộng giá vàng tuần này vững ở mức 6 – 9 USD như tuần trước. Tại nước tiêu thụ lớn khác là Ấn Độ, các đại lý đang bán vàng với mức trừ lùi 2 USD/ounce so với giá tham chiếu, không thay đổi so với tuần trước. Tại Hồng Kông, mức cộng tuần này là 0,50- 2,00 USD, so với 0,5 – 1,8 USD cách đây một tuần.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm tăng mạnh, đồng cũng tăng
Giá đồng giảm trong phiên 24/12 với hoạt động giao dịch thưa thớt và lo ngại nhu cầu dầu vật chất sẽ yếu đi.
Theo đó, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,5% xuống 9.568 USD/tấn vào lúc đóng cửa giao dịch. Đây là phiên giảm đầu tiên sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp trước đó, đẩy giá lên mức cao kỷ lục lịch sử vào thứ Năm (23/12). Tính chung cả tuần, giá đồng tăng khoàng 3%.
Trên sàn Thượng Hải, đồng kỳ hạn thangsd 2 phiên này giảm 0,3% xuống 69.750 nhân dân tệ (10.950,62 USD)/tấn, cũng kết thúc chuỗi ba ngày tăng. Mức cộng giá đồng Yangshan của Trung Quốc so với giá đồng tinh luyện nhập khẩu đã giảm xuống 90 USD/tấn, từ mức 104 USD cách đây một tuần.
Giá nhôm tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng do giá năng lượng tăng cao gây lo ngại chi phí sản xuất sẽ tăng, thậm chí một số nhà máy luyện nhôm có thể phải đóng cửa.
Giá nhôm tăng cũng bởi nhu cầu đối với tài sản rủi ro hồi sinh trên khắp các thị trường sau khi các nhà đầu tư hy vọng biến thể Omicron sẽ có ít tác động đến kinh tế hơn mức lo ngại trước đấy.
Kết thúc phiên giao dịch, giá nhôm giao sau 3 tháng trên Sàn Kim loại London (LME) tăng 0,6% lên 2.840 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 26/10. Tính chung cả tuần, giá nhôm tăng hơn 6%, còn từ đầu năm đến nay giá tăng trên 40%, mức tăng theo năm mạnh nhất kể từ 2009.
Tính chung cả tuần, giá nhôm tăng khoảng 9%.
Nhà phân tích Wenyu Yao của ING cho biết: “Thị trường đang định giá phần bù rủi ro xuất phát từ thị trường điện châu Âu, nơi chúng tôi đã chứng kiến một số thiệt hại về nguồn cung nhôm”.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tăng tuần thứ năm liên tiếp, kết thúc phiên cuối tuần tăng gần 4% do nhu cầu mua dự trữ của các nhà máy thép trước kỳ nghỉ lễ.
Thông tin từ Cơ quan quản lý môi trường của Trung Quốc đã giúp thị trường quặng sắt phấn khởi trở lại. Theo đó, người phát ngôn của cơ quan này hôm 23/12 cho biết những tin đồn về việc đóng cửa hàng loạt các công ty công nghiệp ở khu vực phía bắc trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông là không đúng sự thật.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên vừa qua tăng 3,9% ở mức 714 nhân dân tệ (112,11 USD)/tấn, tính chung cả tuần tăng 5%.
Giá thép trên sàn Thượng Hải tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần, với thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, tăng 1,3% lên 4.616 nhân dân tệ/tấn, thép không gỉ kỳ hạn giao tháng 2 tăng 2,6% lên 16.880 nhân dân tệ/tấn, trong khi thép cây dùng trong xây dựng tăng 1,6% lên 4.519 nhân dân tệ/tấn.
Tỷ lệ sử dụng công suất của các lò cao tại 247 nhà máy thép của Trung Quốc đã tăng lên 74,33% trong tuần này từ mức 74,28% của tuần trước, theo công ty tư vấn Mysteel.
Nông sản: Giá ngô cao nhất gần 6 tháng, đậu tương cao nhất 4 tháng, lúa mì cũng tăng
Giá ngô Mỹ trên sàn Chicago kết thúc phiên cuối tuần gần chạm mức cao nhất 6 tháng, trong khi giá đậu tương cũng lên mức cao nhất 4 tháng do lo ngại về tình trạng khô hạn và nắng nóng bất lợi đe dọa cây trồng ở Nam Mỹ.
Các nhà dự báo thời tiết cho biết mưa trong những ngày tới sẽ không cứu được nhiều mùa màng cho miền nam Brazil - nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới - và Argentina.
Thay vào đó, hiện tượng thời tiết La Nina, thường gây khô ở cả hai quốc gia này, có khả năng sẽ còn kéo dài trong suốt mùa đông, Jake Hanley, giám đốc điều hành của Teucrium Trading cho biết.
"Thực tế là chúng ta đang ở giữa giai đoạn thời tiết La Nina khác, bất kể mạnh mẽ như thế nào, có thể hiểu được là giữ cho giao dịch thuận lợi", Hanley nói trong một ghi chú.
Giá ngô Mỹ phiên này có lúc đạt 6,07 USD/bushel, cao nhất kể từ 1/7, kết thúc phiên vẫn tăng 3-1/4 US cent so với phiên liền trước, đạt 6,05-3/4 USD/bushel. Giá đậu tương kết thúc phiên cũng tăng 5-3/4 cent lên 13,40-3/4 USD/bushel sau khi có lúc đạt mức giá cao nhất kể từ ngày 19/8 là 13,42-1/2 USD. Tương tự, giá lúa mì tăng 3/4 US cent lên 8,14-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt mức giá cao nhất kể từ ngày 3 tháng 12, là 8,20-1/2 USD.
Tính chung cả tuần, giá ngũ cốc đồng loạt tăng khoảng 4%.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago lưu ý rằng các thị trường ngày càng không thể phớt lờ dự báo thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ, bởi nhiều khả năng tình hình sẽ không thay đổi trong suốt cuối tuần dài, dẫn đến sản lượng ngô và đậu tương của Nam Mỹ sẽ bị giảm nhanh hơn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo rằng doanh số bán ngô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/12 đạt tổng cộng 39 triệu bushel so với mức 77 triệu bushel trong tuần trước. Tổng doanh số bán lúa mỳ đạt 15 triệu bushel, so với 24 triệu bushel trong tuần trước; còn doanh số bán đậu tương ở mức 30 triệu bushel, so với 48 triệu bushel.
Trung Quốc đã thêm 16 triệu bushel lúa miến của Mỹ, nâng tổng doanh số bán lúa miến của Mỹ sang Trung Quốc lên 151 triệu bushel. Tính đến ngày 16/12, Canada đã mua một lượng kỷ lục 110 triệu bushel ngô của Mỹ.
AgResource lưu ý rằng lượng ngô Canada mua từ Mỹ hiện đã chiếm 93% dự báo nhập khẩu của Canada mà USDA đưa ra. Tổng đậu tương xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn 2021-2022 hiện đạt 76% dự báo của USDA. Iraq đã đấu thầu 50.000 tấn lúa mỳ có xuất xứ từ Mỹ và/hoặc Canada. AgResource cho biết Iraq đã mua khoảng 300.000 đến 500.000 tấn.
Giá cà phê robustas trên sàn ICE kết thúc phiên 24/12 tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ do nguồn cung tiếp tục bị gián đoạn vì những vấn đề trong chuỗi cung ứng, bao gồm sự thiếu hụt năng lực vận chuyển container.
Kết thúc phiên, cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 tăng 14 USD, tương đương 0,6%, lên 2.353 USD/tấn, sau có lúc khi đạt đỉnh 2.381 USD - mức cao nhất đối với hợp đồng giao sau 2 tháng kể từ tháng 8/2011.
Sàn giao dịch New York đóng cửa nghỉ giao dịch trong ngày 24/12 nhân lễ Giáng sinh. Phiên 23/12, giá arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,35 US cent xuống 231,20 US cent/lb, trong khi kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 2,3 US cent xuống 231,10 US cent/lb (1 lb=0,4535 kg). Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.
Giá cà phê châu Á tuần này giảm trong bối cảnh nguồn cung ở Việt Nam ổn định bởi thời tiết khô ráo, thuận lợi cho vụ thu hoạch, trong khi lượng dự trữ ở Indonesia thấp.
Người trồng cà phê Việt Nam đang ráo riết thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất thế giới. 80% cà phê đã được thu hoạch.
Cà phê nhân xô hiện được bán với giá mức 40.300-42.000 đồng (1,76- 1,83 USD)/kg, so với mức 40.400-41.500 đồng cách đây một tuần. Trong khi đó, các thương nhân Việt Nam chào bán giá cà phê robusta loại 2 (5% đen và vỡ) giá trừ lùi 440 - 430 USD/tấn so với hợp đồng tham chiếu (kỳ hạn tháng 3 trên sàn London, là 2.339 USD/tấn), so với mức trừ lùi 400 USD/tấn cách đây một tuần.
Với mức chiết khấu này, giá trong nước sẽ khoảng 45.000 đồng một kg. Tuy nhiên, do gián đoạn chuỗi cung ứng, cà phê không thể chuyển tới tay người mua đúng hạn và cũng không thể chào giá cao hơn.
Việc giao hàng cà phê Indonesia cũng chậm trễ tương tự như Việt Nam do đến kỳ nghỉ lễ.
Cà phê robusta Sumatra của tỉnh Lampung (Indonesia) kỳ hạn tháng 2 được chào bán với giá trừ lùi 230 đến 250 USD/tấn, so với mức trừ lùi 200 – 220 USD/tấn cách đây mọt tuần.
Trong 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,4 triệu tấn cà phê, giảm 2,3% so với một năm trước đó, dữ liệu hải quan công bố tuần trước cho thấy. (Toàn câu chuyện)
Tại tỉnh Lampung của Indonesia, robusta Sumatra kỳ hạn tháng 2 được chào bán với giá trừ lùi 230 đến 250 USD/tấn, so với mức trừ lùi 200 – 220 USD/tấn cách đây mọt tuần.
"Giá tham chiếu vẫn ở mức cao, trong khi (chúng tôi) không còn nhiều cà phhee nữa, vì vậy mức chênh lệch vẫn như cũ", một trong các việc xuất khẩu cũng đã chậm lại do kỳ nghỉ lễ.
Giá bông Mỹ tăng tuần thứ 3 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh mẽ và giảm lo ngại về virus biến thể Omicron.
Theo đó, bông kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE phiên kết thúc tuần tăng 0,57 cent, tương đương 0,5%, lên 109,40 cent/lb, biên độ dao động trong ngày là 108,21 đến 109,45 cent/lb.
Tính chung cả tuần, giá bông tăng 2%.
Các nhà đầu tư dường như có cảm giác chung rằng Omicron có thể không quá nghiêm trọng và giá hàng hóa sẽ tăng khi bước sang năm mới.
Giá dầu cũng kéo dài đà tăng giá bông, bởi giá dầu cao làm cho polyester, một chất thay thế cho bông, đắt hơn.
Các nhà đầu tư dường như có cảm giác chung rằng Omicron có thể không quá nghiêm trọng và giá hàng hóa sẽ tăng khi bước sang năm mới. Giá dầu cũng kéo dài đà tăng giá bông, bởi giá dầu cao làm cho polyester, một chất thay thế cho bông, đắt hơn.
Giá cọ Malaysia tăng lên mức cao nhất 1,5 tuần do giá các sản phẩm cạnh tranh đều tăng.
Theo đó, dầu cọ kỳ hạn tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia phiên cuối tuần tăng 3,17% lên 4.620 ringgit (1.100,52 USD), cao nhất kể từ ngày 15 tháng 12 và là phiên tăng giá mạnh nhất kể từ ngày 7 tháng 12. Trên sàn Đại Liên, giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5 cũng tăng 1,92% trong cùng phiên.
Tính chung cả tuần, giá tại Malaysia tăng 4,8%, nhiều nhất kể từ ngày 8 tháng 10.
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm vào thứ Sáu trong phiên giao dịch thưa thớt giữa không khí lễ hội và do các nhà đầu tư lo lắng về tác động tiếp diễn của tình trạng thiếu chip toàn cầu đối với sản xuất ô tô, trong khi lo ngại về biến thể coronavirus Omicron đang lan rộng nhanh chóng.
Hợp đồng cao su giao tháng 6 trên Sở giao dịch Osaka giảm 3,1 yên, tương đương 1,3%, xuống 230,2 yên (2,0 USD)/kg. Trên sàn Thượng Hải, giá cao su giảm 120 nhân dân tệ xuống 14.330 nhân dân tệ (2.250 USD)/tấn. Trong khi đó, trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 1 giảm 0,1% xuống 169,8 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới

 

Nguồn:Vinanet / VITIC / Reuters, Bloomberg

Tags: hàng hóa