menu search
Đóng menu
Đóng

Giá quặng sắt ngày 13/4/2023 tăng nhờ hoạt động cho vay tại Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục

11:29 13/04/2023

Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng do tăng trưởng cho vay của Trung Quốc mạnh mẽ trong quý 1 củng cố hy vọng phục hồi kinh tế tại nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này, mặc dù các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với tăng trưởng và rủi ro pháp lý.
 
Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng 0,3% lên mức 788 CNY (tương đương 114,42 USD)/tấn.
Hoạt động cho vay mới của ngân hàng Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong quý 1, trong khi tăng trưởng tín dụng nhanh chóng khi ngân hàng trung ương tiếp tục hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế này sau khi dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 giảm 1,5% xuống 117,90 USD/tấn.
Số liệu hoạt động kinh tế và GDP quý 1 của Trung Quốc công bố vào ngày 18/4 sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư cũng lưu tâm tới rủi ro pháp lý sau khi chính quyền Trung Quốc liên tục cảnh báo chống lại việc đầu cơ giá quặng sắt quá mức.
Giá than cốc Đại Liên và than luện cốc tăng lần lượt 0,9% và 0,8%.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,1%, giá thép cuộn gần như đi ngang, trong khi thép không gỉ tăng 2%. Giá thanh dây giảm 1%.
Bất chấp nhu cầu hạ nguồn mờ nhạt, sản lượng thép thô hàng ngày ở Trung Quốc tăng 29.600 tấn, tương đương 1%, trong 10 ngày đầu tháng 4 so với cuối tháng 3 trung bình 3,08 triệu tấn, cao nhất kể từ giữa tháng 6/2021, dựa trên khảo sát của công ty tư vấn Mysteel về 247 nhà máy.
Số liệu hoạt động kinh tế và GDP quý 1 của Trung Quốc công bố vào ngày 18/4 sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư cũng lưu tâm tới rủi ro pháp lý sau khi chính quyền Trung Quốc liên tục cảnh báo chống lại việc đầu cơ giá quặng sắt quá mức.
Fitch Solutions vừa nâng dự báo giá quặng sắt trong năm nay lên mức 125 USD/tấn trong bối cảnh quá trình tái mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc diễn ra thuận lợi, giúp cải thiện triển vọng nhu cầu sử dụng thép tại nước này.
Giá quặng sắt trong quý 1/2023 đã phục hồi tương đối tốt sau khi sụt giảm hơn 50% vào nửa cuối năm 2022. Giá quặng sắt đang được hưởng lợi khi các dữ liệu cho thấy quá trình tái mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc diễn ra thuận lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kéo theo đó là triển vọng gia tăng nhu cầu sử dụng thép.
Hãng nghiên cứu thị trường Fitch Solutions (Hoa Kỳ) vừa qua đã nâng dự báo giá quặng sắt trong năm nay từ mức 110 USD/tấn lên 125 USD/tấn. Fitch Solutions nhận định tâm lý tích cực trên thị trường, triển vọng nhu cầu được cải thiện, cùng với sự phục hồi mạnh của doanh số bán nhà và hoạt động sản xuất chế tạo của Trung Quốc sẽ hỗ trợ giá quặng sắt tăng lên trong ngắn hạn. Fitch Solutions dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 5% trong năm nay, cao hơn đáng kể so với mức tăng 3,3% trong năm 2022.
Theo dữ liệu của hãng Mysteel (Trung Quốc), giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt của Australia giao đến phía Bắc Trung Quốc hiện đạt 121 USD/tấn. Mức giá này thường được sử dụng làm giá tham khảo cho các hợp đồng giao dịch quặng sắt khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Fitch Solutions cũng nhấn mạnh giá quặng sắt khó có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 150 USD/tấn ghi nhận trong năm 2022 trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách gia tăng kiểm soát giá các loại hàng hoá, nguyên liệu thô quan trọng cho phát triển kinh tế. Cuối năm 2022, Trung Quốc đã cho phép tập đoàn nhà nước China Mineral Resources Group (CMRG) trở thành đại diện của gần 20 hãng sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc để tiến hành đàm phán giá và thu mua quặng sắt từ các đối tác nước ngoài.
Động thái này sẽ đem lại quyền đàm phán chưa từng có đối với Trung Quốc trong nhập khẩu quặng sắt. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần chỉ ra sự mất cân bằng trên thị trường giữa một bên là nhóm các doanh nghiệp khai khoáng toàn cầu và bên kia là ngành thép quy mô lớn nhưng bị phân mảnh của Trung Quốc.
Trung Quốc nhập khẩu hàng năm khoảng 1,1 tỷ tấn quặng sắt để cung ứng cho khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất thép quy mô lớn, trong đó chỉ có 10 doanh nghiệp lớn nhất chiếm 40% sản lượng thép toàn quốc. Về phía nguồn cung, hơn 50% lượng quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ ba tập đoàn khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, gồm Vale (Brazil), Rio Tinto (Anh) và BHP Group (Australia).

Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters