Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.169 VND/USD (giảm 10 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.814 VND/USD (giảm 10 đồng so với cuối tuần qua).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.250 đồng/USD và bán ra 23.300 đồng/USD, giá mua và giá bán không đổi so với cuối tuần qua.
Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 24/06/2021 đến 30/06/2021 như sau:
|
|
STT
|
Ngoại tệ
|
Tên ngoại tệ
|
Tỷ giá
|
|
|
1
|
EUR
|
Đồng Euro
|
27.659,91
|
|
|
2
|
JPY
|
Yên Nhật
|
209,4
|
|
|
3
|
GBP
|
Bảng Anh
|
32.305,06
|
|
|
4
|
CHF
|
Phơ răng Thuỵ Sĩ
|
25.224,06
|
|
|
5
|
AUD
|
Đô la Úc
|
17.492,97
|
|
|
6
|
CAD
|
Đô la Canada
|
18.817,75
|
|
|
7
|
SEK
|
Curon Thuỵ Điển
|
2.733,37
|
|
|
8
|
NOK
|
Curon Nauy
|
2.710,97
|
|
|
9
|
DKK
|
Curon Đan Mạch
|
3.720,2
|
|
|
10
|
RUB
|
Rúp Nga
|
318,56
|
|
|
11
|
NZD
|
Đô la Newzealand
|
16.238,34
|
|
|
12
|
HKD
|
Đô la Hồng Công
|
2.986,34
|
|
|
13
|
SGD
|
Đô la Singapore
|
17.241,1
|
|
|
14
|
MYR
|
Ringít Malaysia
|
5.582,81
|
|
|
15
|
THB
|
Bath Thái
|
730,2
|
|
|
16
|
IDR
|
Rupiah Inđônêsia
|
1,61
|
|
|
17
|
KRW
|
Won Hàn Quốc
|
20,42
|
|
|
18
|
INR
|
Rupee Ấn độ
|
311,96
|
|
|
19
|
TWD
|
Đô la Đài Loan
|
827,57
|
|
|
20
|
CNY
|
Nhân dân tệ TQuốc
|
3.581,18
|
|
|
21
|
KHR
|
Riêl Cămpuchia
|
5,71
|
|
|
22
|
LAK
|
Kíp Lào
|
2,45
|
|
|
23
|
MOP
|
Pataca Macao
|
2.899,24
|
|
|
24
|
TRY
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
2.682,34
|
|
|
25
|
BRL
|
Real Brazin
|
4.678,06
|
|
|
26
|
PLN
|
Đồng Zloty Ba Lan
|
6.127,89
|
|
|
27
|
AED
|
Đồng UAE Dirham
|
6.314,26
|
|
Tỷ giá USD thế giới ổn định
USD Index giảm 0,02% xuống 91,782 ghi nhận lúc 06h55 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,07% lên1,1936. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,07% lên 1,3889. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,06% lên 110,82.
Theo Yahoo Finance, tỷ giá USD tuần này phụ thuộc vào một loạt dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ.
Ngày 29/6, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 6 tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ được công bố. Sau đó, sự chú ý của thị trường sẽ chuyển sang các số liệu về biến động việc làm phi nông nghiệp của ADP và báo cáo thất nghiệp, lần lượt được phát hành vào ngày 30/6 và ngày 1/7. Ngoài ra, các số liệu thống kê khác bao gồm chỉ số PMI Chicago, PMI Sản xuất, thương mại và số lượng đơn đặt hàng của nhà máy tại Mỹ cũng được đưa ra trong tuần này. Tuy nhiên, nếu không có biến động đáng chú ý, những số liệu thống kê này ít có khả năng tác động đến đồng bạc xanh.
Liên quan đến vấn đề địa chính trị, mối quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc vẫn là những tin tức trọng tâm của thị trường. Trong khi đó, chiến thắng của ông Raisi trong cuộc bầu cử tổng thống Iran khiến cho các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran trở nên khó đoán hơn. Ông Raisi không được mong đợi là người có khả năng hòa giải trong các cuộc đàm phán như những người tiền nhiệm ôn hòa trước đây.
Tại châu Âu, các báo cáo thu hút sự quan tâm của giới đầu tư bao gồm tâm lý kinh tế Khu vực đồng euro, chi tiêu tiêu dùng của Pháp và số liệu thất nghiệp của Đức dự kiến được công bố vào nửa đầu tuần.
Ngày 1/7, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Đức là những yếu tố có thể gây ra sự biến động của tỷ giá euro so với đồng USD. Bên cạnh đó, với những bất ổn kinh tế liên quan đến tình trạng lạm phát kéo dài, báo cáo lạm phát trước tháng 6 của với các quốc gia thành viên và tổng hợp cho khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ là những thông tin có sức ảnh hưởng đến thị trưởng tiền tệ.
Nguồn:VITIC