menu search
Đóng menu
Đóng

Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ có được dầu giá rẻ do nhu cầu Trung Quốc chậm lại

15:57 25/02/2020

Vinanet - Các công ty lọc dầu Ấn Độ đang giành mua các loại dầu thô do sự bùng phát virus coron đã hạn chế nhu cầu lọc dầu tại Trung Quốc. Giá một số loại dầu giảm khoảng 15%.
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc giảm sản lượng ít nhất 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2020 hay hơn 10%, sau khi virus bùng phát ảnh hưởng tới nhu cầu nhiên liệu trong nước, dẫn tới dự trữ tăng lên.
R. Ramachandran, giám đốc nhà máy lọc dầu tại tập đoàn Dầu khí Bharat BPCL cho biết “cơ hội cho các thị trường Ấn Độ là nhiều hơn trong bối cảnh những gì xảy ra tại Trung Quốc và trong thời gian gần đây chúng tôi đã mua dầu thô có vẻ hấp dẫn hơn so với giá trước đây”.
Các nhà máy lọc dầu tại Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, hiếm khi có cơ hội mua các loại phù hợp từ các khu vực như Địa Trung Hải và Mỹ Latinh do giá cước cao.
Tuy nhiên, tốc độ vận chuyển đã sụt giảm gần một nửa kể từ khi virus bùng phát và sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt với công ty vận chuyển COSCO của Trung Quốc.
BPCL sẽ nhận một triệu thùng mỗi loại Sapinhoa và CPC Địa Trung Hải của Brazil trong tháng 4/2020. BPCL cũng đang tìm kiếm 1 triệu thùng dầu mỗi loại Palanca của Angola, loại dầu BPCL đã xử lý 1 năm trước và Okoro của Nigeria do giá đang hấp dẫn trong tháng 4/2020.
Sri Paravaikkarasu, giám đốc về dầu Châu Á tại công ty tư vấn FGE cho biết “đây là cơ hội cho các nhà máy lọc dầu Ấn Độ mua mới và hiếm khi mua các loại đó ở mức giá rẻ hơn”.
Phí bảo hiểm giao ngay của Châu Á đối với dầu thô Trung Đông, Nga, Tây Phi và Brazil tất cả đã giảm trong tháng này, với các loại được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng như ESPO, Lula và Angla bị tổn thất nhiều nhất.
Nguồn cung dầu thô dồi dào cho phép các khách hàng mua dầu thô với giá rẻ, mặc dù một số nhà máy lọc dầu Trung quốc cũng vẫn theo đuổi nguồn cung giá rẻ.
Các công ty dầu nhà nước tại Trung Quốc mua nhiều dầu thô nặng Trung Đông và loại vừa, trong khi các nhà máy độc lập xử lý loại ngọt vừa tới nặng từ Mỹ Latinh và Châu Phi.
 

Nguồn:VITIC/Reuters