Chắc chắn không ai biết làm thế nào để gỡ rối một danh sách các biến mà sẽ quyết định cuối cùng điều gì xảy ra tiếp, nhưng sự khác biệt trong các quan điểm là khá nổi bật.
Nhìn chung, sự khác biệt này vượt quá sự khác nhau giữa ngắn hạn và trung hạn. Sản lượng dầu đá phiến Mỹ ngày càng tăng đang khiến thị trường này có nguồn cung tốt hiện nay, nhưng nhu cầu đang tăng và thiếu các dự án lớn sẽ dẫn tới sự tăng vọt giá ở nơi nào đó trong tương lai.
Tuy nhiên, cũng có bất đồng ý kiến về tương lai. Theo Gary Ross, giám đốc phân tích dầu mỏ và nhà kinh tế trưởng năng lượng tại S&P Global Platts cho biết hiện nay họ bình tĩnh trước cơn bão này. Ross cho rằng nhu cầu dầu mỏ tăng quá nhanh, thị trường sẽ hấp thụ tất cả những nguồn cung thêm. Ông nói riêng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nhận thêm 1,1 triệu thùng/ngày. Trong khi đó tồn kho dầu giảm mạnh, nhờ việc cắt giảm sản lượng của OPEC. Sau khi các nhà máy lọc dầu kết thúc mùa bảo dưỡng, thị trường dầu sẽ thức tỉnh với thực tế rằng các nguồn cung cấp cực kỳ hạn hẹp.
Điều này được lặp lại bởi Goldman Sachs, vài tuần trước họ dự đoán rằng việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ không thể tránh khỏi có thể đã tới. Các nhà phân tích Goldman cho biết trong hơn một tháng trước “việc tái cân bằng của thị trường dầu mỏ có thể đã đạt được, sớm hơn 6 tháng so với chúng tôi dự kiến”. Ngân hàng đầu tư này cho biết rằng tồn kho có thể đã trở lại mức trung bình 5 năm và vì số liệu được công bố trễ, nguy cơ là OPEC sẽ khiến thị trường quá hạn hẹp trước khi một thực tế như vậy trở nên rõ ràng.
Tất nhiên, tất cả được dự đoán theo nhu cầu tăng trưởng tiếp tục mạnh. Nếu kinh tế toàn cầu sụt giảm, và các dự báo nhu cầu sai, giá có thể giảm.
CEO của ExxonMobil, Darren Woods cho biết tại hội nghị CERAWeek rằng tăng trưởng kinh tế mạnh là những gì thúc đẩy nhu cầu ở những mức cao hơn so với lịch sử gần đây. Ông nói “khi nhu cầu bắt đầu yếu đi, nếu sản lượng tại Permian tiết tục tăng, tôi nghĩ rằng các bạn sẽ thấy một quá trình tái cân bằng khác của thị trường và OPEC sẽ phải thực hiện một số kêu gọi quanh cách họ muốn quản lý việc đó”.
Về phía nguồn cung cũng là một lo ngại. Sản lượng tăng vọt từ lưu vực Permian có thể phá hỏng bữa tiệc này, gây ra cuộc khủng hoảng giá khác - trở lại năm 2014. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA ước tính rằng sản lượng dầu của Mỹ tăng 230.000 thùng/ngày trong tháng 2 so với tháng trước đó, đạt trung bình 10,3 triệu thùng/ngày. Đó là một kết luận sửng sốt vì chỉ hai tháng trước, cơ quan này tin tưởng rằng Mỹ sẽ đạt trung bình 10,3 triệu thùng/ngày trong cả năm 2018. Cơ quan này kể từ đó đã điều chỉnh tăng dự báo của họ lên 10,7 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 11,3 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Có lẽ quan trọng hơn, EIA thấy tồn kho toàn cầu đang tăng chứ không phải giảm cả trong năm nay và năm tới. Nói cách khác, bất chấp sụt giảm gần đây, mức tuân thủ cao từ OPEC và lời hứa hạn chế sản lượng dầu ít nhất trong phần còn lại của năm nay, tồn kho có thể vẫn tăng ở tốc độ 0,4 triệu thùng/ngày trong năm nay và tăng 0,3 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Dư thừa nguồn cung có thể đang trở lại.
Trong một tâm trạng tương tự, Ed Morse của Citigroup dự đoán giá dầu Brent giảm dưới 60 USD/thùng vào mùa hè bởi sản lượng dầu đá phiến tràn ngập thị trường.
Chúng ta có rất nhiều người thông minh dự đoán những điều khác nhau. Chúng ta sẽ đợi và xem những gì diễn ra.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet