menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới giảm

09:51 29/04/2022

Giá dầu thế giới giảm vào phiên sáng thứ sáu (29/4), do tác động của việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu dầu thô.
 
Dầu thô Brent giảm 4 cent xuống 107,55 USD/thùng, sau khi tăng 2,1% trong phiên trước. Dầu thô Mỹ giảm 49 cent, tương đương 0,5%, xuống 104,87 USD/thùng sau tăng hơn 3,3% vào hôm thứ Năm.
Cả hai loại dầu dự kiến sẽ kết thúc tuần tăng hơn. Tuy nhiên, giá dầu vẫn biến động do Bắc Kinh không có dấu hiệu nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại bất chấp tác động đến nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với việc áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại kể từ tháng 3, các chỉ số kinh tế của Trung Quốc đã giảm. Hiện chúng tôi dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ chậm hơn nữa trong quý 2", Wood Mackenzie, Trưởng bộ phận Kinh tế APAC, Yanting Zhou, cho biết trong một lưu ý.
Về nguồn cung, OPEC + có thể sẽ bám sát thỏa thuận hiện tại và đồng ý một đợt tăng sản lượng nhỏ khác cho tháng 6 khi nhóm họp vào ngày 5/5, sáu nguồn tin từ nhóm sản xuất nói với Reuters hôm thứ Năm.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của Nga có thể giảm tới 17% vào năm 2022, một tài liệu của Bộ Kinh tế được Reuters cho biết hôm thứ Tư.

Nhu cầu:

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), thị trường xe mới đã tăng gần 1% lên 2,53 triệu chiếc trong tháng 01/2022 từ 2,50 triệu chiếc trong tháng 01/2021, đã tác động đến nhu cầu xăng dầu. Nhu cầu Naphtha tăng 0,20 triệu thùng/ngày do nhu cầu hóa dầu và công nghiệp nhẹ tăng. Nhu cầu LPG tăng 0,12 triệu thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu trong dân cư và hóa dầu tăng.

Trong số nhiên liệu dùng cho giao thông, nhu cầu xăng tăng 0,16 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước do lưu lượng giao thông tăng, tuy nhiên nhu cầu về nhiên liệu bay vẫn bị ảnh hưởng bởi việc giảm các chuyến bay nội địa và quốc tế do lây lan biến chủng Covid mới. Theo Cục thống kê và phân tích quốc gia Trung Quốc, doanh thu trong ngành hàng không dân dụng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu dầu thô năm 2021 của Trung Quốc giảm 5,4% so với năm 2020,  giảm lần đầu tiên kể từ năm 2001, khi Bắc Kinh kìm lĩnh vực lọc dầu để hạn chế sản xuất dư thừa nhiên liệu trong nước, trong khi các nhà máy lọc dầu giảm lượng tồn kho.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, năm 2021 nhập khẩu dầu thô trung bình 10,26 triệu thùng/ngày, giảm 5,4% so với năm 2020 xuống còn 512,98 triệu tấn so với mức 542,39 triệu tấn của năm 2020.

Biến thể Omicron sẽ tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu năm 2022 tăng 0,6 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Trong những tháng tới, nhu cầu nhiên liệu  máy bay dự kiến sẽ phục hồi hơn, khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Số lượng các chuyến bay nội địa tại Trung Quốc trong tháng 02/2022 tăng 33% so với tháng trước.

Ấn Độ: Do ảnh hưởng các ca nhiễm Covid-19 tăng và áp dụng các biện pháp hạn chế đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu trong tháng 01/2022. Tổng nhu cầu dầu trong tháng 01/2022 của Ấn Độ ở mức 4,9 triệu thùng/ngày. Nhu cầu nhiên liệu vận tải giảm, nhu cầu về xăng và dầu diesel giảm khoảng 0,04 triệu thùng/ngày và 0,1 triệu thùng/ngày. Doanh số bán xe không tăng nhiều như dự kiến, giảm 17% cho dòng xe du lịch và 10% xe tải trong tháng 01/2022.

Hoạt động của các nhà máy Ấn Độ trong tháng 01/2022 giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.

Trong năm 2021, nhu cầu dầu của Ấn Độ phục hồi đáng kể, gần mức đạt được trước đại dịch vào năm 2019, được hỗ trợ bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù những lo ngại về lạm phát đang được chính phủ giải quyết. Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,2% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha, nhu cầu về nhiên liệu máy bay sẽ tăng chậm.

Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022, đồng thời cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt với Nga có thể gây ra một “cú sốc” về nguồn cung trên toàn cầu.

Trong báo cáo hàng tháng, IEA đã giảm gần 1 triệu thùng/ngày trong dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu xuống còn 99,7 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Dù vẫn còn quá sớm để biết được tình hình hiện nay sẽ diễn biến như thế nào, nhưng cuộc khủng hoảng này có thể dẫn đến những sự thay đổi lâu dài cho thị trường năng lượng.

Nga, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã bị áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt quốc tế. Điều này đã khiến giá dầu thế giới tăng mạnh. Dù các biện pháp trừng phạt này không nhằm vào thị trường năng lượng, nhưng IEA cho biết các công ty dầu lớn, các hãng vận tải và nhiều ngân hàng đã “tránh hoạt động kinh doanh với Nga”. Ngoài ra, Mỹ và Anh đã công bố các lệnh cấm nhập khẩu dầu từ nước này.

Theo IEA, không thể đánh giá thấp tác động của khả năng mất nguồn cung dầu từ Nga cho các thị trường toàn cầu.

Cơ quan này cho rằng khả năng gián đoạn trên quy mô lớn trong hoạt động sản xuất của Nga do các lệnh trừng phạt diện rộng cũng như việc các công ty tránh mua dầu của Nga đang đe dọa gây ra một cú sốc về nguồn cung dầu trên toàn cầu.

Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,7 triệu thùng/ngày. Nhu cầu chậm hơn so với dự đoán ở các nước tiêu thụ chính của OECD và sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19.

Trong khu vực OECD, nhu cầu dầu năm 2021 tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 44,6 triệu thùng/ngày do nhu cầu xăng giảm do nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế làm giảm nhu cầu về nhiên liệu vận tải.

Tại khu vực ngoài OECD, nhu cầu dầu năm 2021 tăng 3,1 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 52,0 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tăng được thúc đẩy bởi các nước Trung Đông và Châu Phi. Kinh tế phục hồi mạnh sẽ kích thích nhu cầu nhiên liệu công nghiệp, nhu cầu nhiên liệu hóa dầu sẽ hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu năm 2021. Các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp Covid-19, trong bối cảnh việc triển khai tiêm chủng vắc xin được đẩy nhanh.

Hiện tại trong tháng 03/2022 những thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu- đặc biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ chậm lại, lạm phát gia tăng và bất ổn chính trị đang diễn ra sẽ tác động đến nhu cầu dầu ở các khu vực.

OPEC dự báo trong năm 2022, nhu cầu dầu thô trên thế giới tăng thêm 4,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,8 triệu thùng/ngày.

 

Nguồn:VITIC/Reuter