menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới giảm trong phiên chiều 14/4

15:00 14/04/2022

Giá dầu giảm vào phiên chiều thứ năm (14/4) trong bối cảnh khối lượng giao dịch giảm, do các nhà giao dịch cân nhắc mức tăng dự trữ dầu lớn hơn dự kiến của Mỹ trước sự thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
 
Dầu Brent giảm 1,14 USD, tương đương 1,1%, ở mức 107,64 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ giảm 1,32 USD, tương đương 1,3%, ở mức 102,93 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng hôm thứ tư đã giảm sau thông tin lượng lớn tồn kho dầu thô của Mỹ, kết thúc phiên giao dịch cao hơn khoảng 4%.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, những tín hiệu cho thấy nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục bị gián đoạn, các kho dự trữ dầu ở Mỹ đã tăng hơn 9 triệu thùng vào tuần trước, một phần là do giải phóng từ kho dự trữ chiến lược của quốc gia.
Tồn trữ xăng của Mỹ đã giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với mức dự đoán, và tồn kho sản phẩm chưng cất cũng giảm.

 

Ở thời điểm hiện tại, giá dầu đang chịu tác động từ những yếu tố:

- Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ hạ sản lượng trong bối cảnh sản lượng của Nga bắt đầu giảm do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. OPEC+ đã sản xuất dưới mức mục tiêu 1,45 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 3/2022, còn Nga sản xuất ít hơn 300.000 thùng/ngày so với mục tiêu, ở mức 10,018 triệu thùng/ngày.

- Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cho biết các kho dự trữ dầu thương mại ở các nước phát triển đã giảm nhanh chóng do nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu. Các nước phương Tây cũng đã giải phóng dầu từ nguồn dự trữ khẩn cấp nhằm hạ nhiệt nhưng giá dầu vẫn cao.

- Báo cáo của IEA cho biết sản lượng dầu thô của Nga có thể giảm tới 3 triệu thùng/ngày trong tháng 4, tương đương 3% tổng sản lượng của thế giới, và cảnh báo thế giới có thể đang ở trong "cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ lớn nhất trong nhiều thập kỷ".

- Sự biến động giá dầu đi đôi với các cuộc xung đột liên quan đến các nhà sản xuất dầu lớn. Bên cạnh rủi ro nguồn cung còn có sự nghi ngờ về nhu cầu. Dấu hiệu quan trọng tiếp theo sẽ là cách tiếp cận của châu Âu đối với các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga và các cuộc đàm phán hạt nhân Iran, điều này có thể khiến nguồn cung dầu tăng từ Iran vào thi trường. Nếu điều đó xảy ra sẽ khiến giá dầu giảm.

- Các nước EU và những nước khác bao gồm cả Trung Quốc tiếp tục mua dầu của Nga, bất chấp lệnh cấm của Mỹ. Ấn Độ, quốc gia thường nhập khẩu khoảng 150.000 thùng dầu thô của Nga mỗi ngày, có thể tăng lên hơn 500.000 thùng/ngày trong tháng 4/2022.

- Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết giá dầu thô xuất khẩu của Nga hiện đang bán với giá thấp hơn nhiều so với Brent để thu hút người mua.

- Chuyên gia Thaler của OilX đã cho biết nhập khẩu và nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang có xu hướng thấp hơn nhiều so với năm 2021. Song ngược lại, tiêu thụ ở Mỹ, thị trường xăng dầu lớn nhất thế giới, vẫn ở gần mức cao lịch sử mặc dù giá xăng trong nước tăng kỷ lục.

 

Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 5%

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng khoảng 5%, lên mức cao nhất trong 13 năm vào thứ tư (13/4) do sản lượng giảm.

Các nhà giao dịch lưu ý rằng hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ tăng mặc dù các dự báo mới nhất cho thấy nhu cầu sưởi ấm ít hơn và lạnh hơn dự kiến ở Hoa Kỳ trong hai tuần tới.

Giá khí đốt tăng 31,7 cent, tương đương 4,7%, đạt 6,997 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 11 năm 2008.

Hợp đồng khí đốt kỳ hạn của Mỹ đã tăng khoảng 89% cho đến nay trong năm nay.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 94,6 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng 4 từ mức 93,7 bcfd vào tháng 3.

Lượng khí chảy đến các nhà máy xuất khẩu của Mỹ đã giảm từ mức kỷ lục 12,9 bcfd vào tháng 3 xuống 12,4 bcfd cho đến nay vào tháng 4.

 

Nguồn:VITIC/Reuter