Dầu thô Brent giảm 9 cent, tương đương 0,1%, xuống 82,77 USD/thùng, dầu thô Mỹ tăng 4 cent lên 78,07 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng hơn 1% vào thứ Năm do doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lớn hơn dự kiến, làm dấy lên hy vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất, điều này có thể tích cực cho nhu cầu dầu.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy doanh số bán lẻ giảm 0,8% trong tháng 1, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2024.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm rằng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang mất đà và cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2024, trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Tổ chức Năng lượng các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Báo cáo hàng tháng của IEA cho biết họ dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,22 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm nhẹ so với ước tính tháng trước. OPEC hôm thứ Ba vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng mạnh hơn nhiều là 2,25 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung cầu dầu thế giới:
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu toàn cầu trong tháng 01/2024 giảm 0,6 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng giảm trong tháng 01/2024 chủ yếu ở Mỹ, trong khi sản lượng tăng ở một số nước như Trung Quốc, Canada và Brazil. Thị phần dầu thô của OPEC trong tổng số dầu thô toàn cầu sản xuất trong tháng 01/2024 ở mức 25,9%, giảm 0,2% so với tháng trước.
Trong năm 2023, nguồn cung dầu của OPEC đạt 27,009 triệu thùng/ngày, giảm 716 nghìn thùng/ngày so với năm 2022.
Sản lượng dầu của 12 quốc gia OPEC trong tháng 01/2024 giảm 350 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 26,34 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu tăng chủ yếu tại UAE, Saudi Arabia và Nigeria và Venezuela, trong khi sản lượng giảm tại Kuwait, Libya và Algeria.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC năm 2023 tăng 1,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt 67,5 triệu thùng/ngày. Dự báo nguồn cung dầu năm 2024 đạt 70,4 triệu thùng/ngày, tăng 1,34 triệu thùng/ngày so với năm 2023.
Mỹ: Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 3,5 triệu thùng, lên 443 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/02. Trong khi đó, công suất hoạt động tại các nhà máy lọc dầu đã chấm dứt chuỗi sụt giảm và có thể tăng trong thời gian tới.
Trong năm 2023, sản lượng dầu của Mỹ đạt mức bình quân cao kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày và dự báo năm 2024 ở mức 13,1 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc: Năm 2023, Trung Quốc đã sản xuất hơn 390 triệu tấn dầu và khí đốt, trong đó có 208 triệu tấn dầu thô, khoảng 4,18 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu do Cơ quan Năng lượng Quốc gia.
Trung Quốc phát hiện trữ lượng dầu thô có thể lên tới 107 triệu tấn ở lưu vực Tam Môn Hiệp thuộc tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này, trong bối cảnh nhà chức trách tăng cường nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng và ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu dầu. Quy mô ước tính của mỏ dầu này đã được Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc thuộc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên báo cáo. Trữ lượng của tương đương hơn một nửa sản lượng của Trung Quốc trong năm 2023. Dầu được tìm thấy ở Hà Nam là dầu thô nhẹ, không chứa nước nên việc tinh chế tương đối dễ dàng.
Mỏ dầu này chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu khí hiện tại của đất nước, đây là trữ lượng đáng kể và trở thành một phát hiện quan trọng đối với Trung Quốc, vì quốc gia đang phụ thuộc nhiều vào dầu thô ở nước ngoài.
Mặc dù sản lượng dầu thô của Trung Quốc tương đối lớn trên bình diện toàn cầu, nhưng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên này vẫn rất cao do là nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
Trong năm 2024, sản lượng dầu thô của Trung Quốc dự kiến đạt trung bình 4,6 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu
Theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu dầu thô trên thế giới năm 2024 tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày so với năm 2023, lên trung bình 104,4 triệu thùng/ngày, với mức tăng trưởng của OECD khoảng 0,26 triệu thùng/ngày và các nước không thuộc OECD khoảng 2,0 triệu thùng/ngày. Trong quý I/2024, nhu cầu dầu dự báo tăng gần 2,0 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc: Theo số liệu hải quan, Trung Quốc dựa vào nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng hơn 70% nhu cầu dầu thô và năm ngoái nước này đã nhập khẩu 564 triệu tấn, tăng 11% so với 508 triệu tấn vào năm 2022.
Nga đã thay thế Saudi Arabia trở thành nước bán dầu hàng đầu cho Trung Quốc. Dữ liệu hải quan cho thấy gần 19% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của nước này đến từ Nga vào năm 2023, trong khi hơn 15% đến từ Saudi Arabia.
Mỹ cũng nằm trong số 10 nước bán dầu thô hàng đầu của Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu 14,28 triệu tấn dầu thô từ Mỹ vào năm 2023, chiếm 2,5% tổng lượng nhập khẩu.
Theo số liệu hải quan, Trung Quốc dựa vào nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng hơn 70% nhu cầu dầu thô và năm ngoái nước này đã nhập khẩu 564 triệu tấn, tăng 11% so với 508 triệu tấn vào năm 2022.
Nga đã thay thế Saudi Arabia trở thành nước bán dầu hàng đầu cho Trung Quốc. Dữ liệu hải quan cho thấy gần 19% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của nước này đến từ Nga vào năm ngoái, trong khi hơn 15% đến từ Saudi Arabia.
Mỹ cũng nằm trong số 10 nước bán dầu thô hàng đầu của Trung Quốc. Quốc gia đông dân này nhập khẩu 14,28 triệu tấn dầu thô từ Mỹ vào năm ngoái, chiếm 2,5% tổng lượng nhập khẩu.
Đối mặt với những bất ổn bên ngoài, nền kinh tế thứ 2 thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn dầu trong nước. Trong bối cảnh an ninh năng lượng trở thành trọng tâm trong chiến lược phòng ngừa rủi ro của các nhà hoạch định chính sách, các nhà phân tích kỳ vọng rằng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc sẽ giảm bớt nhờ sự thúc đẩy của Bắc Kinh đối với các nguồn năng lượng mới.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu thô của Ấn Độ trong năm 2023 ở mức 5,3 triệu thùng/ngày, tăng 0,23 triệu thùng/ngày so với năm 2022.
Dự báo trong năm 2024, hoạt động sản xuất diễn ra mạnh, trong bối cảnh Ấn Độ đề xuất tăng chi tiêu vốn cho xây dựng của chính phủ dự kiến sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu của Ấn Độ trong quý 1 năm 2024. Trong quý 1/2024, nhu cầu dầu dự đoán sẽ tăng ở mức 227 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2022. Sản phẩm chưng cất được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng nhu cầu dầu, được hỗ trợ bởi các hoạt động khai thác, xây dựng và sản xuất. Ngoài ra, hàng năm các lễ hội truyền thống và dòng khách du lịch dự kiến sẽ hỗ trợ hoạt động vận tải và thúc đẩy nhu cầu xăng và máy bay.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,22 triệu thùng/ngày trong năm 2024. IEA, đại diện cho các nước công nghiệp phát triển, dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trong khi OPEC dự kiến việc sử dụng dầu sẽ tiếp tục tăng trong hai thập kỷ tới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ giảm một nửa trong năm 2024, chủ yếu do những quy định ngày càng nghiêm ngặt về vấn đề sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như sự gia tăng sử dụng các phương tiện chạy bằng điện.
Những khó khăn chung về kinh tế, cùng với các chính sách chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo mà nhiều nước đang thúc đẩy là hai trong số những lý do chính dẫn đến sự sụt giảm về nhu cầu. IEA cho biết việc sử dụng năng lượng tái tạo trong năm 2023 đã tăng thêm 50% so với năm 2022, đồng thời kêu gọi các nước cần đầu tư và sử dụng nhiều hơn nữa loại năng lượng này, góp phần trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
IEA cho rằng nhu cầu dầu mỏ sụt giảm cho thấy nhu cầu du lịch của người dân Trung Quốc sau đại dịch đã giảm xuống. Tuy nhiên, IEA nhận định nguồn cung dầu mỏ trên thế giới sẽ tiếp tục tăng do sản lượng khai thác kỷ lục của các nước như Mỹ, Brazil, Guyana và Canada.
Dự báo của OPEC: Tâm lý trên thị trường đang được củng cố khi OPEC tiếp tục giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2024 sẽ tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày, lên mức 104,36 triệu thùng/ngày. Động lực tăng trưởng chính đến từ các nền kinh tế không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với mức tăng trưởng lên đến gần 2 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục tăng thêm 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế vững chắc ở Trung Quốc. OPEC nhận định mặt bằng lãi suất trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm nay, sau đó sẽ bắt đầu được điều chỉnh giảm, giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của các nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, OPEC đã điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu thô trong quý 1/2024, giảm 0,27 triệu thùng/ngày so với dự báo gần nhất, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn kỳ vọng.
OPEC hiện dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, Eurozone, và Trung Quốc trong năm nay lần lượt ở mức 1%, 0,5%, và 4,8%.
Nhìn chung, OPEC đánh giá nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới có phần chậm lại trong giai đoạn đầu năm 2024, điều này có thể gây ra áp lực cho giá dầu. Tuy nhiên, OPEC vẫn cho rằng thị trường sẽ thiếu hụt nhẹ trong quý đầu năm 2024, khi OPEC tiến hành cắt giảm sản lượng tự nguyện. OPEC dự báo, thị trường sẽ cần khoảng 27,91 triệu thùng dầu/ngày từ nhóm OPEC trong quý 1/2024.
Nguồn:VITIC/Reuters