Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu tháng ba đạt 39,17 triệu tấn hay 9,22 triệu thùng/ngày, so với 8,41 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và kỷ lục 9,57 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
Nhập khẩu trong quý 1 tăng 7% so với một năm trước lên 112,07 triệu tấn hay khoảng 9,09 triệu thùng/ngày, đánh dấu tăng gần 595.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2017.
Nhập khẩu quý 1 tăng bởi hạn ngạch của chính phủ cho các nhà máy lọc dầu độc lập tăng. Nhưng quy định thuế mới nhằm vào các nhà máy lọc dầu nhỏ và pha trộn, cũng như kế hoạch cải tạo nhà máy được xem như hạn chế nhập khẩu trong tháng 4 và 5.
Seng Yick Tee tại công ty tư vấn SIA Energy cho biết “các nhà máy lọc dầu độc lập vẫn là đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng nhập khẩu. Chúng tôi ước tính nhập khẩu tăng 30% trong quý 1”.
Việc đưa vào vận hành đường ống dẫn dầu Đông Siberia Thái Bình Dương (ESPO), nhà máy lọc dầu mới Yunnan của Petrochina và nhà máy Huizhou của tập đoàn CNOOC cũng góp phần vào tăng trưởng.
Ít nhất ba nhà máy lọc dầu lớn đã khiển khai bảo dưỡng kéo dài 40 tới 60 ngày từ tháng 4 tới tháng 5. Ba nhà máy gồm Zhenhai của Sinopec, Sichuan và Jilin của PetroChina có công suất tổng cộng 860.000 thùng/ngày và sẽ khiến giảm nhập khẩu của Trung Quốc từ Saudi Arabia, Kazakhstan và Nga.
Bốn nhà máy lọc dầu độc lập với công suất tổng 200.000 thùng/ngày cũng bắt đầu bảo dưỡng trong tháng này. Giới phân tích cho biết một phần do quy định thuế tiêu thụ mới có hiệu lực khi giá dầu tăng.
Số liệu của hải quan cho thấy xuất khẩu nhiên liệu đã lọc trong tháng 3 của Trung Quốc lên kỷ lục mới tại 6,69 triệu tấn, tăng 43% so với cùng tháng một năm trước. Nhập khẩu chỉ tăng 2% lên 2,76 triệu tấn.
Các nhà máy lọc dầu nhà nước tăng cường xuất khẩu để đối phó với dư thửa sản phẩm ngày càng tăng. Sinopec đang xếp hàng tàu thứ ba chở dầu diesel xuất khẩu VLCC từ Trung Quốc sang châu Âu hay Tây Phi. Một quan chức dấu tên cho biết “thậm chí các lô hàng xuất khẩu lớn không có lợi nhuận nhưng giúp gia tăng lợi nhuận trong nước”.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet