menu search
Đóng menu
Đóng

OPEC+ muốn duy trì việc cắt giảm sản lượng dầu sau tháng 6/2020

08:11 14/05/2020

Vinanet - OPEC và các đồng minh muốn duy trì việc cắt giảm sản lượng dầu ngoài tháng 6/2020, khi tổ chức OPEC+ họp đợt tới để hỗ trợ giá và nhu cầu.
Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm khoảng 30% do khủng hoảng đã hạn chế du lịch và hoạt động kinh tế, tăng tồn kho toàn cầu. Giá dầu Brent đã giảm 65,6% trong quý 1/2020, trước khi OPEC+ đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu nhiều nhất của họ.
OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, gọi là OPEC+, hồi tháng 4/2020 đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020, giảm kỷ lục. Trong khi các nhà sản xuất sẽ hạn chế chậm lại trong tháng 6/2020, việc giảm sản lượng sẽ vẫn kéo dài tới tháng 4/2022.
Một nguồn tin OPEC+ cho biết “các bộ trưởng muốn duy trì khối lượng giảm sản lượng hiện nay khoảng 10 triệu thùng/ngày sau tháng 6. Họ không muốn giảm quy mô cắt giảm. Đây là kịch bản cơ bản được bàn luận hiện nay”.
Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ diễn ra trong đầu tháng 6/2020 để quyết định chính sách sản lượng. Theo thỏa thuận này, tổ chức xuất khẩu giảm quy mô cắt giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm nay.
Một nguồn thạo tin với nhà hoạch định chính sách của Nga đã không loại bỏ khả năng gia hạn việc cắt giảm sản lượng hiện nay sau tháng 6/2020, nhưng nói thêm rằng điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của thị trường.
Một nguồn tin khác của OPEC+ nói “chúng tôi sẽ mong đợi trở lại trạng thái bình thường. Điều quan trọng rằng nhu cầu phục hồi lại và sớm. Nhưng nhu cầu sẽ giảm cho tới khi việc phong tỏa được dỡ bỏ”.
Trong ngày 11/5/2020, Saudi Arabia thực hiện một thông báo bất ngờ rằng họ sẽ tình nguyện cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn từ tháng 6/2020, thêm 1 triệu thùng/ngày, cho biết họ muốn nhanh chóng giảm nguồn cung dư thừa trên toàn cầu và tái cân bằng thị trường dầu mỏ.
Các nhà sản xuất vùng Vịnh của OPEC, UAE và Kuwait tham gia với Saudi Arabia và cam kết cùng nhau cắt giảm thêm sản lượng tổng cộng 180.000 thùng/ngày trong tháng 6/2020.
Việc giảm nguồn cung, cùng với nới lỏng phong tỏa tại một số quốc gia đã hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, dự kiến giảm áp lực cho các kho chứa dầu thô và hỗ trợ giá.
Nhưng sự bùng phát mới của virus corona tại Trung Quốc và Hàn Quốc đã làm sống dậy lo ngại, trong khi Đức cũng báo cáo lây nhiễm mới tăng tốc với hàm mũ sau các bước nới lỏng phong tỏa của họ.

Nguồn:VITIC/Reuters