Tổ chức OPEC hiện nay dự đoán nhu cầu toàn cầu giảm 9,07 triệu thùng/ngày hay 9,1% trong năm 2020. Tháng trước OPEC dự kiến nhu cầu giảm 6,85 triệu thùng/ngày.
Giá dầu đã giảm do các lệnh phong tỏa hạn chế đi lại và hoạt động kinh tế khiến các nước rơi vào suy thoái. Trong khi đó một số nơi tại Châu Âu và Châu Á đã nới lỏng hạn chế, lo ngại về sự bùng phát virus mới đã hạn chế giá dầu tăng.
Để giải quyết nhu cầu giảm, OPEC và các đồng minh của họ đã đồng ý cắt giảm sản lượng kỷ lục bắt đầu từ ngày 1/5/2020, trong khi Mỹ và các quốc gia khác cho biết họ sẽ khai thác ít hơn. OPEC cho biết những hạn chế này cũng đang hỗ trợ giá.
OPEC cho biết “điều chỉnh nguồn cung nhanh chóng trong việc giải quyết mất cân bằng sâu sắc hiện nay tại thị trường dầu mỏ toàn cầu đã bắt đầu có những phản hồi tích cực, với sự tái cân bằng dự kiến phục hồi nhanh hơn trong những quý tới”.
Dầu thô Brent đang giao dịch gần 30 USD/thùng sau khi báo cáo này phát hành và tăng từ chưa tới 16 USD/thùng đạt trược trong tháng trước, mức thấp nhất 21 năm.
OPEC dự kiến trong quý này nhu cầu sẽ giảm mạnh nhất và hạ dự báo nhu cầu 5,4 triệu thùng/ngày của họ trong quý 2/2020. Nguy cơ tiêu thụ giảm vẫn còn ở Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc. OPEC cho biết hiện nay áp đặt phong tỏa hoàn toàn hay một phần khiến nguy cơ tăng trưởng nhu cầu dầu của Mỹ giảm tiếp đáng kể trong năm nay. Nguy cơ theo chiều giảm vẫn còn và liên quan tới thời điểm gia hạn dỡ bỏ phong tỏa, cũng như các lĩnh vực kinh tế cụ thể như thế nào.
Hiệp ước nguồn cung đã ký trong tháng trước của OPEC, Nga và các đồng minh khác gọi là OPEC+ cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020.
Trong báo cáo, OPEC cho biết sản lượng dầu của họ trong tháng 4/2020 tăng do một số quốc gia tăng sản xuất sau khi thỏa thuận nguồn cung trước đó của OPEC+ sụp đổ trong ngày 6/3/2020.
OPEC đã tăng nguồn cung 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020 lên 30,41 triệu thùng/ngày do sản lượng tăng thêm từ Saudi Arabia, UAE và Kuwait.
Saudi Arabia cho biết họ đã khai thác kỷ lục 12 triệu thùng/ngày. OPEC dự kiến sản lượng bên ngoài tổ chức này giảm 3,5 triệu thùng/ngày trong năm 2020, giảm mạnh so với giảm 1,5 triệu thùng/ngày dự kiến trong tháng trước, dẫn đầu là Mỹ, Nga và Canada.
Các quốc gia bên ngoài OPEC+ đã thông báo cắt giảm sản lượng 3,6 triệu thùng/ngày do thiếu nhu cầu, giá thấp, nguồn cung vượt trội và hạn chế chỗ chứa.
Vì thế OPEC ước tính nhu cầu dầu thô của họ năm nay ở mức 24,26 triệu thùng/ngày, giảm 240.000 thùng/ngày so với tháng trước, cho thấy họ cần cắt giảm hơn 6 triệu thùng/ngày so với mức tháng 4/2020 để tránh dư thừa.
Nguồn:VITIC/Reuters