Trong 6 tháng tới, tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ PetroChina, nhà điều hành của cơ sở lưu trữ Xiangguosi, cũng sẽ bơm khí đốt từ Myanmar để lấp đầy khoang rộng 3.000 mét dưới đỉnh núi.
Trung Quốc đang có mục tiêu chuyển hàng trăm mỏ đã khai thác và một số giếng vẫn đang sản xuất thành cơ sở lưu trữ sau khi một cuộc khủng hoảng nguồn cung trầm trọng trong mùa đông gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu sạch này.
Động lực để lấp đầy 25 kho chứa khí đốt dưới lòng đất trước khi mùa đông tới cũng sẽ thúc đẩy việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tại nước sử dụng khí đốt đứng thứ ba thế giới này. Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự kiến nhập khẩu đạt 48 - 49 triệu tấn trong năm nay, tăng 25% so với mức kỷ lục năm ngoái.
Kho chứa khí dưới lòng đất của Trung Quốc (UGS) có thể chiếm 5% tổng tiêu thụ, thấp hơn so với mức trung bình quốc tế 10 - 12% và khiến nước này dễ bị tổn thương với những cú sốc nguồn cung hay tình trạng thời tiết khắc nghiệt.
Mặc dù cơ quan kế hoạch nhà nước đã nhấn mạnh tính cấp bách của việc bổ sung các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất, nhưng giá khí đốt quy định của Trung Quốc và cơ sở hạ tầng phân bố chủ chốt gần như độc quyền vẫn là trở ngại cho sự phát triển kinh doanh.
Dưới sự dẫn dắt của PetroChina, Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng trong 5 - 8 năm tới, chi tiêu hơn 10 tỷ USD để tăng gần gấp đôi cơ sở chứa khí đốt.
Xây dựng UGS gần như phát triển một mỏ khí đốt mới - về chi phí, thời gian và kỹ năng quản lý để đảm bảo hoạt động an toàn. Trung Quốc đã xây dựng UGS lần đầu tiên trong năm 1999, khu vực Dazhangtuo nằm gần Bắc Kinh, và kể từ đó đã bổ sung 24 cơ sở lưu trữ với tổng khối lượng 11 tỷ m3 (bcm).
Gần như tất cả các kho hiện nay được xây từ các giếng khí đốt đã khai thác và đang sản xuất, giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, theo Viện UGS của PetroChina nơi chịu trách nhiệm thiết kế và lên kế hoạch cho các cơ sở này. Mất gần hai năm để kiểm tra giếng và phân tích số liệu xác định các giếng có phủ hợp để lưu trữ không và mất 3 đến 5 năm nữa để thiết kế và xây dựng.
Để xây dựng một kho lưu trữ, các giếng mới được khoan để bơm và bổ sung khí đốt, đường ống dẫn và máy nén khí bổ sung để thu thập và bơm nhiên liệu này vào mạng lưới.
Những thách thức phía trước
Các nhà hoạch định chính sách đang thu thập ý kiến phản hồi trong ngành để tạo ra một mô hình kinh doanh thúc đẩy đầu tư từ bên ngoài các doanh nghiệp nhà nước chi phối, gồm thăm dò thực hiện lưu trữ khí kinh doanh tại nơi giao dịch mới ở Trùng Khánh.
Trung Quốc quy định giá khí đốt bằng cách thiết lập mức bán buôn và cho phép các nhà sản xuất nhiên liệu thù lao hơn 20% trong doanh số bán hàng mùa đông. Bắc Kinh có hàng thập kỷ trợ cấp cho người dùng.
Ma Xinhua, quan chức hàng đầu của PetroChina về kinh doanh UGS cho biết hồi tháng 3 công ty nhà nước này đã đàm phán với chính quyền Trùng Khánh để hợp tác đầu tư trong vài kho chứa tại khu vực tây nam giàu khí đốt.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet