Bất chấp những lo ngại thương mại dịu đi, các thị trường dầu mỏ vẫn đối mặt với nguồn cung cấp phong phú đẩy áp lực lên các nhà sản xuất giữ giá của họ cạnh tranh để không mất thị phần.
Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 63,26 USD/thùng, giảm 16 US cent hay 0,3% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 68,52 USD/thùng, giảm 13 US cent hay 0,2%. Sự sụt giảm này đến sau khi giá tăng hơn 2% trong phiên.
Ngân hàng ANZ cho biết “giá dầu tăng mạnh (hôm thứ Hai) do đồng USD yếu hơn và những lo ngại về cuộc chiến thương mại dịu đi đã chứng kiến các nhà đầu tư trở lại”. Các báo cáo cho thấy các kênh đàm phán về tranh chấp thương mại Mỹ và Trung Quốc trở lại sẽ hỗ trợ tâm lý cho các nhà đầu tư.
Nhưng lo ngại về tranh chấp thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và tình trạng không rõ về cân bằng cung cầu trong các thị trường dầu mỏ toàn cầu dẫn đến giao dịch gần đây không ổn định.
William O'Loughlin, nhà phân tích đầu tư tại công ty chứng khoán Rivkin Securities, Australia cho biết “giá vẫn trong phạm vi hẹp với dầu WTI trong khoảng giữa của 60 - 65 USD/thùng đối với phần lớn giao dịch kể từ tháng 1 năm nay”. “Tồn trữ dầu thô của Mỹ đang tăng trong vài tháng qua nhưng số liệu phát hành trong tuần trước cho thấy bất ngờ sụt giảm. Số liệu trong tuần này có thể là quan trọng để xác định chiều hướng cho dầu WTI”.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) phát hành số liệu dự trữ dầu mỏ cuối ngày hôn nay, còn số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) phát hành vào ngày mai.
Các thị trường dầu mỏ dần được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ cũng như việc hạn chế nguồn cung của OPEC.
Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Mỹ ngày càng tăng, tăng 25% kể từ giữa năm 2016 lên 10,46 triệu thùng/ngày, đang đe dọa phá hủy những nỗ lực siết chặt thị trường và hỗ trợ giá của OPEC.
Năm ngoái Mỹ đã vượt qua nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia để trở thành nhà xuất khẩu dầu thô thứ hai thế giới. Chỉ có Nga bơm hơn mức sản lượng của Mỹ, gần 11 triệu thùng/ngày.
Một dấu hiệu khác cho thấy các nguồn cung dầu mỏ vẫn dồi dào, công ty Sinopec của Trung Quốc, nhà lọc dầu lớn nhất châu Á, có kế hoạch cắt giảm 40% nhập khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 5, thay vào đó mua từ các nguồn thay thế, sau khi Saudi Aramco tăng giá bán cao hơn dự kiến.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet