Các nhà nghiên cứu y tế nhận ra ba đại dịch cúm toàn cầu trong thế kỷ 20, 1918/19 ("cúm Tây Ban Nha"), 1957/58 ("cúm châu Á") và 1968/69 ("cúm Hồng Kông"). Gần đây hơn có sự bùng phát của virus corona trong năm 2003 và năm 2013.
Hầu hết sự bùng phát dịch cúm và virus corona tiếp sau sự biến đổi của virus khi chúng truyền qua lại giữa vật chủ người và động vật, đó là lý do tại sao các thị trường động vật sống của Trung Quốc là một yếu tố nguy cơ cao như vậy.
Hầu hết các vụ dịch bệnh không được kiểm soát đã kéo dài khoảng ba tháng, mặc dù một số trường hợp đã có nhiều đợt, chẳng hạn như ba đợt cúm trong mùa hè, mùa thu và mùa đông 1918/19.
Tốc độ lây truyền
Sự lây truyền và nghiêm trọng của vụ bùng phát phần lớn được xác định bởi 2 tham số: số lượng tái tạo cơ bản (R0) và tỷ lệ tử vong (CFR).
Số tái tạo cơ bản là thước đo số lượng những người khác dự kiến một vật chủ bị nhiễm virut sẽ lây nhiễm mà không có biện pháp ngăn chặn.
Tốc độ truyền thực tế (R) có thể thấp hơn R0. Nhưng miễn là giá trị thực tế R lớn hơn 1, dịch bệnh sẽ tăng tốc, vì số lượng người nhiễm bệnh tăng theo cấp số nhân. Cuối cùng, khi đủ số người mắc bệnh, phát triển khả năng miễn dịch, hồi phục và không còn mẫn cảm, tốc độ lây truyền sẽ giảm, đó là lý do tại sao dịch bệnh cuối cùng sẽ giảm dần.
R cuối cùng sẽ giảm xuống dưới 1 vì đơn giản là không có đủ các cá thể nhạy cảm còn sót lại trong quần thể để virus tiếp tục lây lan, vì nhiều người đã bị phơi nhiễm và chết hoặc hồi phục.
Ảnh hưởng tới kinh tế
Trong bất kỳ dịch bệnh hô hấp nào, tác động lớn nhất đến nền kinh tế và tiêu thụ dầu đến từ các biện pháp ngăn chặn, chẳng hạn như kiểm dịch và cách ly xã hội, được thực hiện để kiểm soát dịch bệnh.
Các biện pháp cách ly xã hội có thể có tác động tiêu cực lớn đối với cả chi tiêu kinh doanh và tiêu dùng cũng như sản xuất, cung cấp dịch vụ và mạng lưới giao thông.
Ảnh hưởng tới thị trường dầu
Tiêu thụ dầu của Trung Quốc đạt trung bình khoảng 14,5 triệu thùng/ngày trong năm 2019, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Nếu virus corona làm giảm mức tiêu thụ trung bình 10% của Trung Quốc trong quý 1/2020, 2% trong quý 2 và 1% trong quý 3, tổng tác động sẽ là mất trung bình khoảng 450.000 thùng/ngày vào năm 2020.
Giám đốc tài chính của BP cho biết virus corona có thể giảm tiêu thụ dầu khoảng 300.000 - 500.000 thùng/ngày, hay 0,5% nhu cầu dầu toàn cầu phù hợp với dự đoán.
Trung Quốc, cùng với Ấn Độ, chiếm hơn 50% sự gia tăng tiêu thụ dầu toàn cầu trong những năm gần đây, vì thế bất kỳ sự suy giảm nào sẽ có một tác động lớn tới cân bằng cung cầu toàn cầu.
Giá dầu giảm giảm mạnh buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ và tổ chức OPEC+ thực hiện giảm sản lượng tương ứng trong năm nay.
Nguồn:VITIC/Reuters