menu search
Đóng menu
Đóng

Châu Phi được và mất gì từ FDI

09:58 03/08/2009
Nathaniel Barnes, Đại sứ Liberia tại Mỹ kiêm cựu Bộ trưởng Tài chính Liberia phát biểu: “Tôi thích bàn chuyện với một công ty như Nike hơn là với USAID (một quỹ viện trợ của Mỹ). Có một đối tác có nghĩa là sẽ có việc và tăng trưởng kinh tế và bạn không có được những thứ đó từ nguồn viện trợ”. Tuy nhiên, không phải ai cũng coi đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là cách để giải quyết nhiều vấn đề ở các quốc gia châu Phi.
 
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, năm 2007, hơn 53 tỷ USD FDI đã chảy vào châu Phi. Con số ước tính cho năm 2008 là hơn 72 tỷ USD. Bruce J.Wrobel, chủ tịch của công ty Sithe, một công ty năng lượng có trụ sở tại New York và thuộc quản lý của Tập đoàn Blackstone, nói: “Điều đáng nói nhất là đây là những thị trường mới đang cần mọi thứ, có rất ít hoặc không có cạnh tranh”.

Sithe và Tập đoàn Aga Khan, một tổ chức phát triển quốc tế đã hợp tác xây dựng một con đập thủy điện lớn ở Jinja, Uganda với chi phí dự kiến là 860 tỷ USD. Dự án này là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất ở châu Phi. Đó cũng là một trong những khoản đầu tư nước ngoài tư nhân lớn nhất trên Lục địa Đen. Chính phủ Uganda đang trông đợi dự án này sẽ giúp Uganda giải quyết vấn đề thiếu năng lượng vốn kìm hãm sự phát triển ở nước này, nơi mà những cuộc cắt điện liên tục là một mối phiền hà trở đi trở lại.

Theo ông Barnes, những dự án như con đập ở Jinja, Uganda là một ví dụ hoàn hảo giải thích lý do tại sao đầu tư tư nhân là cần thiết ở các nước châu Phi. Chúng không chỉ thuê người làm công việc xây dựng mà còn giúp tạo ra hàng trăm công ăn việc làm khác ăn (những hoạt động kinh doanh dịch vụ mới ăn theo công trình).

Trước khi việc xây con đập bắt đầu cách đay 2 năm, Jinja chủ yếu được biết đến bởi thác Bujagali thu hút các tay đua xuồng khắp thế giới. Nhiều người dân gần con đập kiếm sống như tổ tiên họ vẫn làm, nuôi gia súc và đánh cá pecca ở sông Nile (loại cá có thể dài tới gần 2m) và cá tilapia. Một số có nông trại nhỏ trồng chuối matoke, ngô, quả bơ và xoài.

Giờ 1.000 người dân từ Jinja và các khu vực lân cận đã được thuê để làm tại con đập với nhiều nghề. Một số làm công việc xây dựng cơ bản như đập vụ đá từ dưới đáy sông; những người khác làm lái xe, liên lạc viên văn hóa và quản lý cấp thấp. Vào giờ ăn trưa ở Jinja, những người công nhân vội vã tới các cửa hàng nhỏ-phần nhiều là những cấu trúc gỗ dựng vội sở hữu bởi thương nhân địa phương-để mua sandwich, đồ uống, thậm chí cả thẻ điện thoại.

Tuy có ghi nhận rằng đầu tư trực tiếp đã đóng góp cho sự phát triển bền vững ở khu vực, Emira Woods, một công dân Liberia và đồng chủ nhiệm Tiêu điểm Chính sách Ngoại giao, một ấn bản tại Viện Nghiên cứu chính sách tại Washington cho hay những lợi ích từ FDI không phải lúc nào cũng đến được với người dân địa phương. Bà nhận thấy rằng một số lượng đáng kể người dân vẫn bị mắc trong đói nghèo ở những quốc gia như Nigeria và Angola, hai trong số những nước nhận được nhiều đầu tư nhất.

Bà Woods cho biết hầu hết nguồn đầu tư trực tiếp ở những nước đó rót vào “những ngành hấp dẫn” như dầu mỏ, khí đốt hay kim loại hơn là vào cơ sở hạ tầng. Bà phát biểu: “Khoáng sản và hàng hóa được chất lên tàu hay máy bay và được điều ra ngoài nước, vì thế người dân ở đó thực sự không được lợi. Khó tìm được các ví dụ hay nơi đầu tư trực tiếp đang dẫn tới sự phát triển cụ thể thực sự”. Các nhà đầu tư tư nhân chỉ bắt đầu để ý đến lục địa châu Phi kinh tế nghèo nàn nhưng giàu tài nguyên khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra.
 
(Theo Vitinfo)
 
 

Nguồn:Internet