menu search
Đóng menu
Đóng

ECB và BoE giữ nguyên lãi suất cơ bản

16:44 14/01/2008

Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất trong bối cảnh lạm phát không ngừng tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có chiều hướng chậm lại. Ngay sau khi quyết định của ECB được công bố, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng có hành động tương tự.

Lãi suất cho vay hiện nay của 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro vẫn được duy trì ở mức 4% do ECB lo ngại mối đe dọa kép từ việc giá dầu và giá thực phẩm tăng cao kỷ lục cùng với cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính bắt nguồn từ sự sụp đổ của việc cho vay thế chấp bất động sản ở Mỹ.

Cũng chính vì lý do trên mà lạm phát đã trở thành mối quan tâm hàng đầu và là chủ đề trong cuộc họp diễn ra tại Frankfurt của các nhà hoạch định chính sách tại ECB, trong đó có cả thống đốc của hai ngân hàng trung ương đến từ Cyprus và Mediterranean (thành viên mới gia nhập eurozone hôm 01.01.2008)

Chuyên gia phân tích Peter Vanden House của ING cho biết: “ Sự gia tăng lạm phát vẫn là mối lo ngại hàng đầu”.

“ Chúng tôi cho rằng quyết định không thay đổi lãi suất sẽ còn được duy trì ít nhất trong vòng sáu tháng tới do sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát tăng cao vẫn còn rất lớn”.  Nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về kinh tế Châu Âu tại Ngân hàng American Holger Schmieding phát biểu sau quyết định của ECB.

Tại Anh, Ngân hàng trung ương Anh cũng quyết định giữ nguyên mức lãi suất 5,5% sau khi tiến hành cắt giảm hồi tháng 12 /2007- lần cắt giảm đầu tiên trong vòng hai năm qua – do lo ngại cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đe dọa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bình luận về quyết định của BoE, ông Smieding nói : “Chúng tôi dự đoán mức lãi suất của Anh trong quý IV là 4,55% và sẽ tiếp tục giảm trong tháng 2, sau đó vào tháng 4 hoặc tháng 5 sẽ giảm tiếp”.

Trong khi đó, ECB cũng giữ nguyên lãi suất tiền gửi ở mức 3%.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch ECB Jean Claude Trichet một lần nữa nhấn mạnh rằng ECB luôn chuẩn bị sẵn sàng để tăng lãi suất nếu thực sự cần thiết để giảm áp lực tăng giá.

Nguồn:Vinanet