menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hoá thế giới quý 2 giảm giá mạnh mẽ nhưng triển vọng khả quan

23:42 02/07/2012

Quý II/2012 đánh dấu một trong những quý giảm giá tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, do chịu tác động trực diện từ các biến cố kinh tế ở khu vực đồng euro (eurozone). Tuy nhiên triển vọng thị trường hàng hoá thế giới bước sang quý III bớt bi quan, khi các nhà lãnh đạo châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh đã đạt được những bước tiến bất ngờ trong việc giải quyết khủng hoảng.
  
  

(VINANET) - Mặc dù tăng giá mạnh nhất trong năm ở phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, phiên 29-6-2012, thị trường hàng hoá toàn cầu tính chung trong tháng qua vẫn sụt giảm tồi tệ.

Quý II/2012 đánh dấu một trong những quý giảm giá tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, do chịu tác động trực diện từ các biến cố kinh tế ở khu vực đồng euro (eurozone). Hy vng của các nhà đầu tư là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tung thêm chương trình nới lỏng định lượng lần 3 vẫn chưa trở thành hiện thực. Đồng USD vẫn tăng giá bởi nhu cầu mua tài sản an toàn gia tăng, trong khi nhu cầu hàng hoá lại giảm sút. Chỉ số đồng USD đã tăng 5% trong quý vừa qua, mạnh nhất kể từ quý III/2011. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - nước tiêu dùng kim loại lớn nhất thế giới - chậm lại cũng tác động xấu lên thị trường hàng hoá.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 8% trong quý, do giá dầu thô, bông và cà phê giảm mạnh, trong đó dầu thô Mỹ giảm 18%. Tuy nhiên, nếu tính riêng trong tháng 6 thì CRB tăng 4,1%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Giá nước cam giam tới 30% trong quý II.

Chỉ số 24 nguyên liệu S&P GSCI giảm tới 13% trong quý II, mạnh nhất kể từ quý III/2008.

Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng giảm giá. Nông sản và khí thiên nhiên quý vừa qua đã tăng giá khá mạnh, tăng khoảng 30%.

Dầu nằm trong số những hàng hoá giảm giá mạnh nhất trong quý II, với dầu Mỹ giảm giá 18%, còn Brent giảm 20%. Riêng trong tháng 6, giá dầu Brent đã giảm hơn 10 USD.

Giá đồng giảm gần 11% trong quý vừa qua, mức giảm nhiều nhất kể từ quý III/2011. Những thông tin xấu liên tục phát đi từ lĩnh vực sản xuất Trung Quốc và châu Âu đã gây áp lực giảm mạnh mẽ lên giá đồng.

Vàng quý III giảm giá 4%, mức giảm mạnh nhất kể từ quý III/2008.

Nước cam: Quý 2 giảm giá tồi tệ

Giá nước cam tại New York đã giảm giá 30% trong quý II, do nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ giảm sút cùng với sự giảm tốc của nền kinh tế.
Dầu giảm dù lo ngại về Iran

Giá dầu giảm mạnh bởi lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, mặc dù vẫn lo ngại nguồn cung thế giới bị thắt chặt và bất đồng giữa Iran và phương Tây gia tăng. Tuy nhiên, chênh lệch giá giữa 2 loại dầu vẫn duy trì ở 13 USD/thùng.

Sau khi dầu Brent đạt mức cao nhất 3 năm rưỡi là 128,40 USD/thùng hôm 1-3, các nước thành viên OPEC đã tăng sản xuất trong khi Mỹ, Anh và Pháp cũng xuất dầu từ kho dự trữ ra. Trong khi đó, lo ngại triền miên về sự duy ỉam kinh tế ở Mỹ cũng bất lợi cho giá dầu. Tuy nhiên, việc EU trừng phạt Iran bắt đầu từ ngà 1-7 có thể sẽ gây gián đoạng một phần nguồn cung, và vì thế sẽ là một trong những yếu tố có lợi cho xu hướng giá tăng.

Đồng giảm giá do nhu cầu của Trung Quốc yếu

Giá đồng kỳ hạn trên thị trường thế giới giảm 13% trong quý II do nhu cầu kinh loại công nghiệp giảm sút (bao gồm cả những kim loại khác như nhôm và thiếc), bởi thiếu nhu cầu từ Trung Quốc.

Tồn trữ đồng ở Sở giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) đã tăng lên mức cao nhát trong vòng hơn 1 thập kỷ nay vào quý II, bởi nhu cầu giảm sút mạnh. Nhưng sau đó, tồn trữ đã giảm dần bởi các nhà sản xuất không mua mới mà tập trung sử dụng hàng dự trữ để tận dụng giá rẻ. Tồn trữ giảm dần và triển vọng nhu cầu hồi phục ở Trung Quốc trong nửa cuối năm 2012 có thể bắt đầu hỗ trợ giá đồng kỳ hạn.

Bông giảm, thực phẩm biến động
Giá lương thực thực phẩm, ngoại trừ nước cam, biến động trong quý II, với đường giảm giá nhiều nhất trong nhóm lương thực thực phẩm, giảm 4%, nhưng cacao lại tăng 8%. Đường kỳ hạn đã giảm giá xuống mức thấp nhất 21 tháng nay vào đầu tháng 6 bởi lo ngại kinh tế thế giới suy yếu sẽ hạn chế nhu cầu và dự báo nguồn cung tăng. Tuy nhiên sau đó, giá đường kỳ hạn đã hồi phục khoảng 8% trong tháng 6, bởi lo ngại hạn hán ở Ấn Độ có thể ảnh hưởng tới sản lượng vụ mới. Trong khi đó, giá cacao tăng trong quý II bởi lo sợ mưa quá nhiều có thể bất lợi cho vụ mùa ở Tây Phi – khu vực trồng cacao lớn nhất thế giới.

Trái lại, bông kỳ hạn giảm giá 27%, là mặt hàng giảm giá nhiều thứ 2 trong nhóm nông sản. Giá bông đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009, do bi quan về nhu cầu ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ cộng với tồn kho quá nhiều.

Tồn trữ bông thế giới chiếm tới 61% lượng tiêu thụ toàn cầu tính tới cuối tháng 7-2013, là tỷ lệ tồn trữ-sử dụng cao nhất kể từ 1998-99.
Khí gas tăng giá
Giá khí gas thiên nhiên tăng 30%, là mặt hàng có giá tăng ngoạn mục nhất trong quý II. Giá đã vọt lên mức cao nhất 5 tháng bởi dự báo thời tiết ở Mỹ sẽ nóng hơn bình thường , khiến nhu cầu nhiên liệu cung cấp cho các nhà máy điện tăng mạnh.

Triển vọng thị trường hàng hoá thế giới bước sang quý III bớt bi quan, khi các nhà lãnh đạo châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh đã đạt được những bước tiến bất ngờ trong việc giải quyết khủng hoảng.

Các nhà lãnh đạo châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào 28 và 29/6 đã đạt được nhiều thỏa thuận nhằm đẩy lùi khủng hoảng nợ công, đồng thuận trong việc sử dụng ngân sách của khối để bơm thẳng tới các ngân hàng gặp khó khăn, một bước đi quan trọng để giúp ổn định tình hình khu vực. Trong số các biện pháp được đưa ra có việc nới lỏng các điều kiện của gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Italia và Tây Ban Nha cùng với cam kết về một liên minh tiền tệ chặt chẽ hơn.

Quyết định của ngân hàng trung ương Trung Quốc là sẽ sử dụng đồng loạt các công cụ chính sách để duy trì mức tăng cung tiền và tín dụng cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho thị trường hàng hoá trong thời gian tới.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 29-6

+/-

+/- (%)

Dầu Brent

USD/thùng

97,800

6,440

7,05%

Dầu khí

USD/tấn

843,250

26,750

3,28%

Dầu đốt

US cent/gallon

270,990

16,270

6,39%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,824

0,102

3,75%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

263,180

15,450

6,24%

Dầu thô WTI)

USD/thùng

84,960

7,270

9,36%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

593,700

5,700

0,97%

Cacao London

GBP/tấn

1.526,000

19,000

1,26%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.291,000

61,000

2,74%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

170,700

7,650

4,69%

Ngô

US cent/bushel

634,750

2,500

0,40%

Bông

US cent/lb

71,330

1,820

2,62%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

121,750

7,500

6,56%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

757,250

11,250

1,51%

Lúa mì KCB

US cent/bushel

756,000

4,000

0,53%

Đường thô

US cent/lb

21,010

0,480

2,34%

Đậu tương

US cent/bushel

1.427,750

24,250

1,73%

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

271,600

2,100

0,78%

Lúa mạch

US cent/bushel

344,000

0,250

0,07%

Gạo thô

USD/cwt

14,490

-0,415

-2,78%

Khô đậu tương

USD/tấn

413,100

2,300

0,56%

Dầu đậu tương

US cent/lb

53,080

1,350

2,61%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

1.230,000

2,000

0,16%

Đồng

US cent/lb

349,650

16,500

4,95%

Vàng New York

USD/ounce

1.604,200

53,800

3,47%

Vàng Hongkong

USD/ounce

1.599,700

43,300

2,78%

Bạc New York

USD/ounce

27,612

1,321

5,02%

Bạc Hongkong

USD/ounce

27,690

1,040

3,90%

(T.H – Reuters, Bloomberg)