menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 15-1: Bạch kim cao nhất 3 tháng, ngô tiếp tục tăng

08:23 15/01/2013

Giá bạch kim phiên giao dịch đầu tuần 14-1 (kết thúc vào rạng sáng 15-1 giờ VN) đạt mức cao kỷ lục 3 tháng và kết thúc ở mức sát giá vàng do nguồn cung kim loại sử dụng nhiều trong lĩnh vực ô tô này gặp trục trặc. Ngô có kỳ tăng giá dài nhất kể từ tháng 6 do dự báo tồn trữ của Mỹ giảm mạnh.
  
  
  • USD giảm hấp dẫn những nhà đầu tư sử dụng đồng euro vào thị trường hàng hóa
  • Bạch kim lên sát giá vàng
  • Ngô có kỳ tăng giá dài nhất kể từ tháng 6
  • Dầu, vàng tăng, arabica cao nhất 2 tháng trước khi giảm nhẹ

(VINANET) – Giá bạch kim phiên giao dịch đầu tuần 14-1 (kết thúc vào rạng sáng 15-1 giờ VN) đạt mức cao kỷ lục 3 tháng và kết thúc ở mức sát giá vàng do nguồn cung kim loại sử dụng nhiều trong lĩnh vực ô tô này gặp trục trặc. Ngô có kỳ tăng giá dài nhất kể từ tháng 6 do dự báo tồn trữ của Mỹ giảm mạnh.

Đồng USD giảm giá cũng hấp dẫn những nhà đầu tư sử dụng đồng euro tham gia mua hàng hóa tính theo USD.

Dầu và vàng tăng, trong khi cà phê arabica đạt kỷ lục cao 2 tháng sau khi euro lên tới mức cao nhất 11 tháng so với USD bởi dự báo Ngân hàng Trung ương châu Âu rất ít khả năng sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

Chỉ số Thomson Reuters-Jeffries tăng phiên thứ 3 liên tiếp, tăng gần nửa phần trăm, sau khi 10 trong số 19 thị trường hàng hóa tăng giá. Đậu tương và bạc mỗi loại tăng hơn 2%, trong khi ngô, lúa mì, dầu đốt và khí thiên nhiên tất cả tăng khoảng 2%.

Bạch kim tăng do cung trì trệ

Bạch kim tăng giá lên mức cao nhất kể từ tháng 10 bởi triển vọng nguồn cung sẽ còn tiếp tục trì trệ. Có tin hãng Anglo American Platinum của Nam Phi chắc chắn sẽ bán hoặc đóng cửa một số mỏ sau khi hoàn thành đợt xem xét chiến lược. Chuyên gia của Credit Suisse dự báo, Anglo American sẽ cho 2 mỏ bạch kim tại Nam Phi ngừng hoạt động trong năm nay, động thái có thể khiến nguồn cung bạch kim toàn cầu thiếu hụt 485.000 ounce năm nay sau khi thiếu hụt 298.000 ounce năm ngoái.

Giá bạch kim giao ngay tăng 1,5% lên 1.625 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá đạt kỷ lục cao 3 tháng là 1.660 USD/ounce, trong khi giá vàng giao ngay cũng tăng 0,4% lên 1.668 USD/ounce, sau khi có lúc đạt đỉnh phiên là 1.674,40 USD.

Triển vọng giá bạch kim sẽ còn tăng hơn nữa. Khoảng cách giá bạch kim và vàng đã rút ngắn còn khoảng 10 USD từ mức 140 USD hồi đầu năm.

Hầu hết bạch kim được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Doanh số bán xe tại Trung Quốc, nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới dự báo sẽ tăng 7% năm nay.

Nguồn cung bạch kim Nam Phi thắt chặt trong khi nhu cầu từ ngành công nghiệp tăng mạnh khiến giá bạch kim thu hẹp dần khoảng cách với giá vàng. Kể từ đầu năm 2013, bạch kim là kim loại quý tăng giá mạnh nhất, tăng tới 6%. Trong khi đó, giá vàng giảm khoảng 1%, giá bạc tăng nhẹ 0,6%. Giá vàng chịu sức ép giảm giá do lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ sớm ngừng chương trình kích thích kinh tế.

Giá ngũ cốc tăng mạnh nhất 3 tuần

Giá ngũ cốc trên thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh nhất 3 tuần, trong đó ngô có kỳ tăng giá dài nhất kể từ tháng 6 sau báo cáo của chính phủ Mỹ tuần trước dự báo tồn trữ tại nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới này sẽ xuống tới mức thấp kỷ lục 17 năm vào cuối mùa hè.

Giá ngô giao tháng 3 chốt phiên tăng 2,2% lên 7,24 USD/bushel, sau khi lên 7,2675 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 17/12. Giá mặt hàng này tăng 6 phiên liên tiếp, đợt tăng dài nhất kể từ ngày 29/2.

Dự trữ ngô tại Mỹ vào ngày 1/12 đạt 8,02 tỷ giạ, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước đó, USDA cho biết. Dự trữ ngô thế giới tính đến ngày 31/8 có thể giảm 12% xuống còn 115,99 triệu tấn, thấp nhất kể từ năm 1974.

Đậu tương kỳ hạn tăng trên 3% và cũng là một trong những phiên tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 8 sau khi có thông báo nước nhập khẩu đậu tương số 1 là Trung Quốc mua một khối lượng lớn đậu tương Mỹ trong 2 tuần qua.

Nguồn cung thắt chặt kéo giá đậu tương tăng mạnh nhất 6 tháng Nhu cầu cao hơn từ các nhà sản xuất thức ăn gia súc và nhà nhập khẩu khiến nguồn cung đậu tương Mỹ thắt chặt. Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 3 chốt phiên tăng 3,3% lên 14,18 USD/bushel, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 5/7. Tuy nhiên, so với mức giá kỷ lục 17,89 USD/bushel ghi nhận vào ngày 4/9, giá mặt hàng này giảm 21%.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết ngày 11/1, dự trữ đậu tương tính đến ngày 1/12 giảm 17% so với một năm trước đó, xuống còn 1.966 tỷ giạ, thấp nhất 9 năm. Các nhà xuất khẩu bán 120.000 tấn đậu tương sang Trung Quốc - nước tiêu thụ đậu tương lớn nhất thế giới, USDA cho biết hôm qua 14/1.

Dự báo, Brazil sẽ thu hoạch 82,5 triệu tấn đậu tương năm 2013, lần đầu vượt Mỹ thành nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.

USDA tuần qua cũng nâng dự báo sản lượng thịt gia súc và gia cầm Mỹ tăng thêm 1,4%, so với dự báo hồi tháng 12. Đậu tương là một loại thức ăn chính dùng cho chăn nuôi.

Trên sàn Chicago, giá lúa mỳ giao tháng 3 chốt phiên tăng 1,6% lên 7,67 USD/bushel.

Cà phê tăng đầu phiên, ngừng tăng vào cuối phiên

Cà phê arabica kỳ hạn giảm giá nhẹ vào lúc đóng cửa sau khi có lúc đạt mức cao nhất 2 tháng rưỡi. Cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3 giảm 0,05 US cent xuống 1,5330 USD/lb tại New York. Trong phiên có lúc giá đạt 1,5590 USD.

Dầu tăng giá

Giá dầu thô Brent giao tháng 2 trên sàn giao dịch London đóng cửa ở mức 111,88 USD/thùng, tăng 1,1%, tương ứng 1,24 USD/thùng. Chênh lệch giữa giá dầu thô tương lai và giá dầu Brent ở mức 17,74 USD/thùng. Hôm 11/01, mức chênh lệch này là 17,08 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 19/09.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 trên sàn Nymex tăng 58 US cent, tương ứng 0,6% và đóng cửa ở mức 94,14 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 18/09. Từ đầu tháng 1 đến nay, giá dầu đã tăng tổng cộng 2,5%.

Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, giảm từ 79,57 xuống 79,52. Có thời điểm, chỉ số này xuống tới 79,35.

Sự suy yếu của đồng USD đã đẩy giá nhiên liệu này lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 9 trong lúc nhà đầu tư dõi theo các diễn biến về cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ để tìm kiếm tín hiệu về nhu cầu năng lượng.

Trong số các hợp đồng năng lượng tương lai còn lại, giá dầu sưởi giao tháng 2 tăng 5 US cent(1,8%) lên 3,06 USD/gallon. Giá xăng giao tháng 2 khép phiên ở mức 2,75 USD/gallon sau khi cộng thêm 1,5 US cent(0,5%).

Giá khí thiên nhiên giao tháng 2 nhận 5 US cent (1,4%) lên 3,37 USD/MMBtu. Phiên thứ Sáu tuần trước, giá khí tăng vọt 4,2%.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

94,13

 0,57

 0,6%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

111,89

 1,25

 1,1%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,373

0,046

 1,4%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1669,40

 8,80

 0,5%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1667,34

 5,36

 0,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 363,40

-2,00

-0,5%

Đồng LME

USD/tấn

 8000,00

 -45,00

-0,6%

Dollar

 

 79,486

 -0,077

-0,1%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

724,00

15,25

 2,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1459,75

35,00

 2,5%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

767,00

12,25

 1,6%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 153,30

-0,05

 0,0%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2267,00

11,00

 0,5%

Đường thô

US cent/lb

18,90

-0,27

-1,4%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 31,110

0,702

 2,3%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1656,30

27,00

 1,7%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 703,30

 1,85

 0,3%

(T.H – Reuters)