menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới tháng 11-2012: CRB tăng 1%

10:32 03/12/2012

Phiên giao dịch cuối tháng (30-11, kết thúc vào rạng sáng 1-12), giá dầu và đồng tăng bởi lo ngại về nguồn cung và nhu cầu, trong khi những hàng hóa khác giảm trong bối cảnh lo ngại các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ còn lâu mới được thỏa thuận về ngân sách – yếu tố sống còn để ngăn chặn một cuộc suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  
  
  • Đàm phán về tài chính Mỹ lâm vào bế tắc
  • Dầu thô Brent tăng 2,3% trong tháng 11, chủ yếu bởi lo ngại về nguồn cung
  • Đồng tăng tháng đầu tiên trong vòng 2 tháng
  • Lúa mì 2 tháng qua giảm mạnh nhất 1 năm

(VINANET) – Phiên giao dịch cuối tháng (30-11, kết thúc vào rạng sáng 1-12), giá dầu và đồng tăng bởi lo ngại về nguồn cung và nhu cầu, trong khi những hàng hóa khác giảm trong bối cảnh lo ngại các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ còn lâu mới được thỏa thuận về ngân sách – yếu tố sống còn để ngăn chặn một cuộc suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Giá dầu thô tăng tháng đầu tiên kể từ tháng 8, sau khi lại xảy ra xung đột vũ trang giữa Israel và Palestin, và bạo loạn tại Ai Cập gây lo ngại về nguồn cung dầu mỏ thế giới.

Giá dầu thô đã hồi phục được hơn một nửa những gì đã mất trong tháng 10, bởi các nhà đầu tư trở lại thị trường sau khi có hiện tượng bán ra quá nhiều.

Các thị trường vật liệu khác hầu hết giảm giá trong tháng 11.

Lúa mì Mỹ có 2 tháng giảm giá mạnh nhất trong năm. Xuất khẩu yếu và lượng giao thực tế lớn gây tác động giảm giá.

Giá ngô kỳ hạn giảm tháng thứ 4, trong khi đậu tương giảm tháng thứ 3 liên tiếp.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm tháng thứ 2 liên tiếp.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB phiên cuối tháng giảm 0,1%, và tính chung trong tháng 11 giá tăng 1%. Tháng 10 chỉ số này giảm hơn 4%, còn tháng 9 ổn định.

Sự hồi phục trong tháng 11 chủ yếu do giá dầu và đồng tăng.

Các nhà phân tích dự báo các thị trường năng lượng và kim loại chủ chốt tính chung trong năm 2012 sẽ tăng nếu các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể đạt được một thỏa thuận tại Quốc hội vào ngày 31-12 để ngăn chặn việc tăng thuế và giảm chi tiêu trị giá tổng cộng 600 tỷ USD sẽ có hiệu lực từ năm 2013.

“Nếu tránh được vách đá tài chính, giá cả sẽ tăng”, nhà phân tích dầu mỏ Carsten Fritsch ở London thuộc Commerzbank ở Frankfurt nhận định.

Vào chiều 30-11, Tổng tống Mỹ Barack Obama và các đối thủ của ông vẫn còn tranh luận về việc làm thế nào để đạt được một thỏa thuận về ngân sách, theo đó Nhà Trắng cáo buộc “một số thành viên đảng Cộng Hòa” chỉ muốn bảo vệ người giàu.

Dầu thô Brent tại London kết thúc phiên cuối tháng tăng 0,4% lên 111,23 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 11 đã tăng 3,2% trong tháng, và tính từ đầu năm đã tăng 3,5%.

Trong bối cảnh chỉ còn một tháng nữa là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu mạnh bắt đầu có hiệu lực, ngày 29/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề xuất việc tăng thuế lên 1.600 tỷ USD trong vòng 10 năm tới như một giải pháp nhằm giúp nước Mỹ tránh va vào "vách đá tài chính."

Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hòa khi cho rằng điều này là "hoàn toàn vô lý."

Đồng tăng tháng đầu tiên kể từ tháng 9

Phiên cuối tháng giá đồng đạt mức cao nhất kể từ tháng 10, là tháng đầu tiên tăng trong vòng 2 tháng.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London tăng 0,7% đạt 7.944 USD/tấn vào lúc đóng cửa. Trong ngày có lúc giá tăng lên mức 7.995 USD/tấn.

Đồng Mỹ kỳ hạn tháng 3 giá tăng 1,2% lên 3,65 USD/lb.

Cả 2 thị trường london và New York đều tăng giá gần 3% trong tháng 11, và tăng 5% trong năm.

Giá đồng được hỗ trợ bởi đồng USD giảm giá so với đồng euro, và niềm tin vào triển vọng kinh tế Trung Quốc tăng lên – Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới.

Euro đạt mức cao nhất 5 tuần so với USD, được thúc đẩy bởi việc các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ thông qua khoản tín dụng dự phòng mới nhất cho Hy Lạp.

Tại Trung Quốc, các nhà kinh tế được Reuters phỏng vấn dự báo hoạt động của các nhà máy trong tháng 11 tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 7 tháng, củng cố niềm tin vào sự hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào quý cuối năm.

Lúa mì giảm do xuất khẩu yếu

Lúa mì kỳ hạn tại Chicago giảm trong bối cảnh giao dịch trầm lắng, bởi lượng xuất khẩu sụt giảm. Ngô và đậu tương kỳ hạn cũng giảm. Lúa mì kỳ hạn tháng 3 giá giảm 2,5% xuống 8,63-1/2 USD/bushel. Hồi tháng 10, lúa mì giảm 4,2%, tính chung trong 2 tháng qua giảm mạnh nhất trong năm.

Cho đến tuần qua, lúa mì Chicago vẫn tăng, đạt kỷ lục cao 2 tuần vào ngày 29-11 sau khi xem xét thấy điều kiện vụ mùa ở Mỹ rất kém.

Tuy nhiên, giá tăng khiến nhu cầu giảm trên thị trường physical, khiến xuất khẩu của Mỹ tuần qua giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

88,79

 0,72

 0,8%

-10,2%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

111,09

 0,33

 0,3%

3,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,561

 -0,087

-2,4%

 19,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1710,90

 -16,30

-0,9%

9,2%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1713,50

 -11,29

-0,7%

9,6%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 362,95

 4,10

 1,1%

5,6%

Đồng LME

USD/tấn

 7995,00

95,50

 1,2%

5,2%

Dollar

 

 80,147

 -0,057

-0,1%

0,0%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

748,00

-3,50

-0,5%

 15,7%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1438,75

-9,25

-0,6%

 20,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

844,75

 -24,50

-2,8%

 29,4%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 142,10

-4,05

-2,8%

-37,7%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2538,00

12,00

 0,5%

 20,3%

Đường thô

US cent/lb

19,34

 0,00

 0,0%

-16,7%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 33,204

 -1,144

-3,3%

 18,9%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1603,10

 -14,90

-0,9%

 14,1%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 686,25

 1,05

 0,2%

4,6%

(T.H – Reuters)