menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới tuần 10-17/8: Giá hàng công nghiệp tăng, nông sản giảm

14:11 17/08/2013

Tuần qua, giá kim loại và năng lượng tăng khá mạnh, do triển vọng nhu cầu gia tăng và lo ngại về nguồn cung, trong khi thời tiết tốt hứa hẹn vụ mùa bội thu ảnh hưởng tới giá nông sản.

Tuần qua, giá kim loại và năng lượng tăng khá mạnh, do triển vọng nhu cầu gia tăng và lo ngại về nguồn cung, trong khi thời tiết tốt hứa hẹn vụ mùa bội thu ảnh hưởng tới giá nông sản.

 (VINANET) 17/08/2013 – Giá hàng hóa thế giới dao động trong phiên giao dịch cuối tuần 16/8 (kết thúc vào rạng sáng 17/8 giờ VN) với nông sản, đường và cà phê giảm giá bởi hoạt động bán kiếm lời, triển vọng thời tiết thuận lợi và áp lực tỷ giá, trong khi triển vọng nhu cầu cải thiện đẩy giá một số kim loại công nghiệp tăng gần 2%.

Chỉ số 19 hàng hóa nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng 0,01%, phản ánh những xu hướng trái chiều trên thị trường. Đầu phiên, chỉ số này tăng lên mức cao nhất kể từ 3/8, sau khi đã tăng 4,38% kể từ sau khi xuống thấp nhất 1 tháng hôm 7/8.

USD đảo chiều tăng trở lại so với cả euro và yen, phản ánh lo ngại sau báo cáo cho thấy niềm tin tiêu dùng Mỹ không được như dự báo.

Lo ngại về nguồn cung gia tăng do bạo loạn ở Ai Cập và Libya đẩy giá năng lượng tiếp tục tăng, mặc dù USD tăng giá hạn chế xu hướng giá năng lượng.

Giá dầu ở cả 2 bờ Đại Tây Dương tăng phiên thứ 6 liên tiếp, với dầu Brent tăng mạnh nhất trong vòng 6 tuần.

Trên sàn London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 10 tăng 80 cent, hay 0,7%, chốt phiên tại 110,4 USD/thùng. Khối lượng giao dịch thấp hơn 6,2% so với trung bình 100 ngày.

Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giao tháng 9 tăng 13 cent lên 107,46 USD/thùng, cao nhất từ 1/8. Khối lượng giao dịch thấp hơn 1,5% so với trung bình 100 ngày. Giá dầu thô WTI tăng tổng cộng 1,4% trong tuần này và tăng 17% từ đầu năm đến nay.

Chênh lệch giá dầu Brent và giá dầu WTI đạt 3,11 USD/thùng.
Bạo động tại Ai Cập gây lo ngại gián đoạn nguồn cung khu vực Trung Đông. Hôm qua, hàng ngàn người Ai Cập hôm qua đổ ra đường phản đối lực lượng an ninh giết hại những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Mursi. Trung Đông chiếm khoảng 35% sản lượng dầu thế giới trong quý I năm nay, số liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Ngoài ra, áp lực cung hạn chế cao hơn sau khi các công ty năng lượng Mỹ bắt đầu sơ tán nhân viên khỏi khu vực khai thác dầu vùng vịnh Mexico do nguy cơ một cơn bão lớn đe dọa khu vực này. Vịnh Mexico là nơi sản xuất 6% sản lượng khí đốt thiên nhiên Mỹ, 23% sản lượng dầu và có ít nhất 45% công suất lọc xăng dầu Mỹ nằm tại đây.

Giá vàng giao ngay phiên cuối tuần có lúc bật lên 1.380 USD, cao hơn mức đáy trong ngày gần 20 USD mỗi ounce. Sau đó, giá quay đầu sụt giảm nhẹ và chốt tuần 1.377,20 USD, tăng gần 11 USD so với phiên liền trước. Cùng lúc, vàng giao tháng 12 đóng cửa tại mốc 1.371 USD, khép lại một tuần với sự gia tăng 4,4% giá trị.
Leo thang bạo lực tại Ai Cập làm hàng trăm người thiệt mạng cũng tác động tới thị trường vàng, bởi nó khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến những kênh trú ẩn an toàn.

Các chuyên gia cho rằng, với đà tăng mạnh những ngày qua đủ động lực để giá vàng tiếp tục tăng và chạm mốc 1.400 USD vào tuần tới. Theo khảo sát của Kitco.com, trong số 25 người tham gia trả lời phỏng vấn, gồm các chuyên gia, nhà đầu tư... có đến 21 ý kiến cho rằng giá vàng tăng trong tuần tới, trong khi 2 người nhìn nhận giá giảm và 2 giữ quan điểm trung lập. Những người dự đoán giá tăng cho rằng nhu cầu vàng vật chất tại châu Á đang gia tăng mạnh mẽ và sự bán tháo của các quỹ giao dịch ETF đã giảm đáng kể. 

Giá bạc tuần qua tăng mạnh nhất kể từ năm 2008 với mức tăng 15% bởi nhu cầu tăng mạnh. Erik Swarts, một nhà đầu tư độc lập và sáng tạo của một website nghiên cứu tâm lý thị trường dự báo, bạc giao ngay sẽ tăng lên 24 USD vào giữa tháng Chín, còn vàng giao ngay thì sẽ chạm mốc 1.475 USD.

Giá đồng phiên cuối tuần vọt lên mức cao kỷ lục 10 tuần, kết thúc 3 tuần liên tiếp tăng. Tính từ đầu tháng tới nay, đồng tăng giá tổng cộng 7%, hồi phục từ mức thấp nhất 3 năm hồi tháng 6. Giá nhôm và nickel cũng tăng 1,9% phiên cuối tuần do những dấu hiệu kinh tế Trung Quốc hồi sinh, và châu Âu thoát khỏi suy thoái, trong khi kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục hồi phục.

Trên thị trường nông sản, giá ngô giảm do hoạt động bán kiếm lời bởi triển vọng sản lượng tốt.

Trong số những hàng hóa nhẹ, đường thô kỳ hạn giảm mạnh nhất 7 tuần khi việc thu hoạch mía ở Brazil tiến triển tốt. Cà phê arabica cũng giảm do áp lực tỷ giá.

Trên sàn ICE tại New York, giá cà phê arabica các kỳ hạn cũng có phiên giảm mạnh thứ 2. Cụ thể, giá giao tháng 9 giảm 1,1% xuống 120,5 cent/lb. Giá giao tháng 12 giảm 0,84% xuống 123,65 cent/lb. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 0,8%.

Trên sàn Liffe tại London, giá cà phê robusta các kỳ hạn có phiên giảm thứ 2. Cụ thể, giá giao tháng 9 giảm 39 USD, tương đương 2,04% xuống 1.913 USD/tấn. Giá giao tháng 11 giảm 17 USD, tương đương 0,89% xuống 1.901 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 0,7%.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm theo đà giảm mạnh của thị trường cà phê thế giới đêm qua.

Sáng nay, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục giảm thêm từ 300-400 nghìn đồng tùy vùng xuống 39,6-40 triệu đồng/tấn, giảm mạnh phiên thứ 2. Tính chung cả 2 phiên giảm mạnh vừa qua, giá cà phê Tây Nguyên đã mất 700-900 nghìn đồng/tấn.

Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB giảm 17 USD về 1.911 USD/tấn.

Giá cà phê robusta tiếp tục giảm phiên thứ 2 do nguồn cung từ Indonesia, nước xuất khẩu lớn thứ 3 tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ Eid của người Hồi giáo, theo Volcafe. Lượng cà phê xuất khẩu qua các cảng của Indonesia tuần này khoảng 13.000-14.300 tấn, cao hơn nhiều so với mức 2.500-3.000 tấn một tuần trước đó.

Indonesia bắt đầu thu hoạch vụ cà phê 2013-2014 từ tháng tư và sản lượng có thể giảm 12% xuống 9,2 triệu bao, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Một túi cà phê nặng 60kg. Riêng trong tháng 7, Indonesia xuất khẩu được 48.525 tấn cà phê, tăng so với 39.832 tấn một năm trước đó.

Phiên cuối tuần, gcao su giao tháng 1 trên sàn Tocom tại Tokyo tăng 2,7 yên, tương đương tăng 1% lên 264,6 yên/kg.

Giá cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải tăng 225 nhân dân tệ, tương đương 1,14% lên 19.880 nhân dân tệ/tấn. Giá cao su Thái Lan giao tại cảng giảm 0,3% xuống 81 baht/kg (2,59 USD) hôm qua, theo Viện nghiên cứu cao su Thái Lan.

Giá cao su Tocom tăng do hàng loạt số liệu cho thấy kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Một báo cáo hôm qua cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tuần trước bất ngờ xuống thấp nhất trong gần 6 năm, dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm Mỹ tiếp tục hồi phục. Niềm tin tiêu dùng của Mỹ cũng lên cao nhất trong 6 năm.

 Mỹ là nước tiêu thụ cao su lớn thứ 4 trên thế giới và chiếm 9% tiêu thụ cao su toàn cầu.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
ĐVT
Giá
+/-
+/-(%)

So với đầu năm (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

107,59
 0,26
 0,2%
 17,2%

Dầu thô Brent

 USD/thùng
 110,45
 0,85
 0,8%
 -0,6%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon
 3,368
 -0,051
-1,5%
0,5%

Vàng giao ngay

 USD/ounce
 1371,70
10,10
 0,7%
-18,1%
Vàng Mỹ
 USD/ounce
 1376,70
11,15
 0,8%
-17,8%
Đồng Mỹ
US cent/lb
3,36
 0,03
 0,8%
 -7,9%
Đồng LME
USD/tấn
7400,00
91,00
 1,2%
 -6,7%
Dollar
 
81,278
0,097
 0,1%
5,9%
 CRB
 
292,491
0,043
 0,0%
 -0,9%
Ngô Mỹ

 US cent/bushel

 473,75
-7,75
-1,6%
-32,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

1283,25
-5,00
-0,4%
 -9,6%
Lúa mì Mỹ
US cent/bushel
 631,00
-6,50
-1,0%
-18,9%

Cà phê arabica

 US cent/lb

120,50
-1,35
-1,1%
-16,2%
Cacao Mỹ
USD/tấn
 2445,00
 9,00
 0,4%
9,3%
Đường thô
US cent/lb
 16,94
-0,25
-1,5%
-13,2%
Bạc Mỹ
 USD/ounce
23,322
 23,093
 1,7%
-22,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce
 1527,60
-4,70
 0,0%
 -0,7%

Palladium Mỹ

USD/ounce
763,05
 6,20
 0,8%
8,5%

(T.H – Reuters)