menu search
Đóng menu
Đóng

IRRI: Khủng hoảng ngành gạo thế giới kêu gọi đầu tư nghiên cứu nông nghiệp

09:03 22/09/2008
Chính phủ các nước Châu Á cần phải đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp trước tình trạng khan hiếm cung gạo kéo dài do năng suất lúa thấp và dân số tăng nhanh.
Sushil Pandey, một nhà kinh tế nông nghiệp tại Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI), cho biết, mọi người dường như đã thỏa mãn, lương thực không còn là vấn đề lớn nữa. 5 – 7 năm nghiên cứu có thể giúp giá gạo giảm xuống đáng kể. Chúng ta có thể chủ động giảm giá gạo nếu đầu tư đủ vào nghiên cứu nông nghiệp.
Giá gạo thế giới đã tăng gần gấp ba lần lên mức cao kỷ lục trên 1.000 USD/tấn trong năm nay do nhu cầu lớn, trong khi nhiều nước sản xuất lại hạn chế xuất khẩu gạo khiến các nhà nhập khẩu phải giành nhau nguồn cung gạo khan hiếm.
Gần một nửa dân số thế giới phụ thuộc vào gạo để tồn tại và nhu cầu về gạo, loại lương thực có mặt trong bữa sáng, trưa và tối ở phần lớn các nước Châu Á, dự đoán sẽ tăng 50% vào năm 2030.
Sản lượng gạo thế giới năm nay ước đạt 666 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm ngoái, trong khi tiêu thụ dự đoán ở mức 645 triệu tấn trong năm 2008. Như vậy dư cung sẽ vào khoảng 21 triệu tấn. Sản lượng gạo tăng 2% trong năm 2007, trong đó 90% sản lượng gạo thế giới được sản xuất ở Châu Á.
Pandey cho biết, dân số tăng 1,2% trong khi năng suất chỉ tăng 0,7%. Tăng trưởng năng suất không bắt kịp với tăng trưởng sản lượng và vì thế sẽ thiếu hụt. Nếu thiếu hụt xảy ra, giá gạo sẽ tăng. Tình trạng này xảy ra là do năng suất lúa tăng chậm trong 5-6 năm gần đây. Nhiều nước đang phải mua nhiều gạo hơn để dự trữ. Cân bằng cung cầu bấp bênh.
Giá gạo Thái Lan, được xem là giá chuẩn ở Châu Á, đã giảm xuống 700 USD/tấn kể từ khi thiết lập mức cao 1.080 USD/tấn vào tháng 4 nhờ sản lượng thu hoạch vụ hai đã có mặt trên thị trường, song giá gạo hiện vẫn cao hơn 300 USD/tấn so với năm 2007.
IRRI đã khởi động cuộc Cách mạng xanh vào cuối thập niên 60 với phát minh giống lúa năng suất cao. Phát minh này đã giúp tăng mạnh sản lượng gạo Châu Á và giúp Thái Lan và Trung Quốc thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa.
Agroviet
 

Nguồn:Internet