menu search
Đóng menu
Đóng

Không bắt buộc CFS với hàng xuất, nhập khẩu

09:55 10/12/2009
Tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, vừa được Bộ Công thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU - Việt Nam MUTRAP III) tổ chức tại TP.HCM, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), kiêm Giám đốc Dự án EU - Việt Nam MUTRAP III cho biết, CFS do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, để chứng nhận rằng, sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất trong nước và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
“Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dược phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa, nông sản, thực phẩm, đồ hộp, điện tử, sản phẩm nhựa, gỗ... cần phải có CFS khi xuất khẩu sang các thị trường như Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Lào, Iran, Ai Cập... do các nước này quy định như vậy. Hiện một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đang yêu cầu được cấp giấy CFS”, ngay cả các cơ quan chuyên ngành của Việt Nam cũng đề ra yêu cầu, các sản phẩm nhập khẩu như hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thực phẩm thuộc nhóm đặc biệt, thuốc và vắc-xin... phải có CFS trong hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.
 
“Nước ta có 4 đơn vị cấp CFS là Bộ Y tế (cấp nhiều nhất), Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, chưa có bộ nào có quy định cụ thể về điều kiện, thời gian... cấp CFS Trưởng phòng Quy tắc xuất xứ và Quản lý chất lượng hàng hóa (Vụ Xuất khẩu - Bộ Công thương) nói. Tuy nhiên, CFS hoàn toàn không bắt buộc, cơ quan nhà nước chỉ cấp khi DN có nhu cầu, do nước nhập khẩu hàng hóa yêu cầu phải có CFS. “Quy định cấp CFS không phải là “đẻ” ra thủ tục hành chính, mà là để giúp DN đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu”. Có một thực tế là, nhiều nước đang phát triển yêu cầu phải có CFS, trong khi các nước phát triển như Mỹ, hoặc Liên minh châu Âu (EU) không đòi hỏi. Lý do là, các nước phát triển đã có những quy định cao hơn, nên không cần CFS. 
 
ở góc độ DN, đại diện Công ty Nhựa Rạng Đông yêu cầu cần làm rõ hơn Điều 17 của Dự thảo quy định rằng, thương nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Về vấn đề này, nếu thương nhân xuất khẩu là nhà sản xuất thì việc chịu trách nhiệm là đúng. Song trong trường hợp thương nhân xuất khẩu không phải là nhà sản xuất thì sẽ không được cấp CFS.
 
“CFS chỉ cấp theo yêu cầu của nhà sản xuất, do nước nhập khẩu yêu cầu, chứ không cấp cho bên thứ ba là thương nhân, vì thương nhân không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Quy định này nhằm tránh vấn đề vi phạm bản quyền, thương hiệu. Hơn nữa, nhà sản xuất là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm, chứ không phải thương nhân
Đại diện Ban soạn thảo cho biết, sắp tới sẽ xây dựng một trang web để cập nhật thêm thông tin những sản phẩm mới được cấp CFS hoặc những góp ý cho Dự thảo. “Sau hội thảo này, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức lấy ý kiến góp ý ở Hà Nội, để hoàn thiện và sẽ trình Thủ tướng duyệt vào cuối năm. Dự kiến, Nghị định này sẽ triển khai đại trà vào đầu năm 2010”. “CFS cũng có tác dụng hạn chế những sản phẩm không đạt chất lượng vệ sinh an toàn, như hàng thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc... Bộ Công thương sẽ cố gắng tinh giản đến mức thấp nhất về thủ tục hành chính đối với việc cấp CFS”.

Nguồn:Báo đầu tư