menu search
Đóng menu
Đóng

Khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ quay trở lại?

16:10 06/08/2010
Cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 chưa thực sự lặp lại, song giá lúa mì hiện tại tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm qua có thể sẽ trở thành một “vòng xoáy” mạnh tác động lên giá bán lẻ các sản phẩm cây trồng khác trên toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 chưa thực sự lặp lại, song giá lúa mì hiện tại tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm qua có thể sẽ trở thành một “vòng xoáy” mạnh tác động lên giá bán lẻ các sản phẩm cây trồng khác trên toàn thế giới.

Lần đầu tiên trong ba thập kỷ, cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 đã cho thấy mức chi phí hàng hóa nông nghiệp tăng kỷ lục cùng với bạo loạn tại các quốc gia từ Haiti đến Bangladesh. Cuộc khủng hoảng đã đẩy giá lúa mì tại Mỹ lên hơn 13USD/ bushel (1 bushel lúa mì bằng 27,2 kg) – mức giá cao nhất mọi thời đại. Hôm 05/8, giá lúa mì tại Chicago giao gần 8USD/bushel.

Thế giới đang ở thế khởi đầu thuận lợi hơn giai đoạn 2007-2008. Nông dân trên thế giới hiện đang có lượng dự trữ ngũ cốc lớn sau hai vụ mùa bội thu. Năm 2007-2008, dự trữ ngũ cốc trên thế giới cạn kiệt sau một loạt vụ mùa thất thu tại các quốc gia từ Canada tới Úc.

Mỹ là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, hiện tại, Mỹ có khoảng 30 triệu tấn lúa mì dự trữ, tăng từ 8 triệu tấn trong năm 2007-2008. Dự trữ gạo, ngô và các loại mặt hàng lương thực khác của Mỹ cũng đang hết sức dồi dào.

“Cổ phiếu lúa mì đang cao hơn mức giá lúa mì trong năm 2008,” thương nhân giàu nhất trên thế giới trong ngành công nghiệp, cũng đang cố gắng hạn chế tốc độ tăng của giá lúa mì.

Yếu tố liên quan gián tiếp tới khủng hoảng lương thực đó là giá dầu, hiện tại, giá dầu đang thấp hơn mức giá năm 2007-2008 khi giá dầu thô chuẩn West Texas Intermediate (còn gọi là giá dầu mác WTI) tăng đến gần 150USD/thùng. Giá dầu thấp khiến giá nguyên liệu sinh học cũng sẽ thấp hơn và chi phí phân bón cũng rẻ hơn. Nhờ vậy, nông dân dễ dàng mở rộng sản xuất hơn.

Cùng thời điểm đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lại đem lại tác dụng ngược tích cực đối với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, bởi nó làm giảm nhu cầu hàng hóa thực phẩm, đặc biệt là các loại ngũ cốc sử dụng trong chăn nuôi.

Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc Jacques Diouf cho hay, tất cả những yếu tố trên có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực mới. Ông lưu ý rằng, dự trữ ngũ cốc toàn cầu đã đạt khoảng 528 triệu tấn, tăng từ mức thấp nhất trong vòng 30 năm là 427 tấn trong năm 2007-2008.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng, các lệnh cấm xuất khẩu, đầu cơ lương thực có thể sẽ đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng tương tự cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008. “Tôi không nghĩ chúng ta đang bước vào một cuộc khủng hoảng lương thực mới, song chắc chắn nguy cơ này là có thật,” ông Diouf nói thêm.

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, tình trạng thiếu lúa mì chuyển thành cuộc khủng hoảng lương thực sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố thời tiết và các phản ứng của chính phủ.

Thời tiết trong 6 tháng tới sẽ là yếu tố quyết định, bởi nguồn cung cấp lương thực toàn cầu phụ thuộc vào các nước Australia và Argentina, các quốc gia có vụ thu hoạch vào tháng 12.

Chính phủ các nước có thể sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng bằng việc cấm xuất khẩu hoặc tích trữ lương thực. Nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách tin rằng, sự thiếu hụt nhỏ trong năm 2007-2008 đã chuyển thành khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong vòng 30 năm là kết quả từ việc cấm xuất khẩu của các nước như Nga, Argentina, Ấn Độ, Việt Nam và các quốc gia khác.

Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại rằng, bài học từ cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 vẫn chưa có hiệu quả khi hôm 05/8, Nga đã ban lệnh cấm xuất khẩu khiến thị trường lương thực toàn cầu nóng lên.

Các thương nhân cảnh báo rằng, Ukraine và Kazakhstan có thể cũng sẽ theo Nga áp dụng lệnh cấm xuất khẩu lương thực.

Nếu yếu tố thời tiết kết hợp với lệnh cấm xuất khẩu của chính phủ các nước có thể khiến thế giới sẽ không thể tránh khỏi sự trở lại của cuộc khủng hoảng lương thực.
Vitinfo