menu search
Đóng menu
Đóng

Kinh tế thế giới 2008 – tác động đến ViệtNam

10:07 21/04/2008

Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế lớn và các chuyên gia trên thế giới, kinh tế thế giới đang bước vào một thời kỳ bất ổn với nhiều thách thức. Xu thế sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự biến động đó.

Thị trường có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam:

Mỹ:

Dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2008 tiếp tục đạt mức thấp (1,8-2,5%). Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam vì Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Các chuyên gia dự báo cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở tại Mỹ có khả năng sẽ xấu hơn vào giữa năm 2008. Năm 2009 dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt khoảng 2,3-2,7% và năm 2010 đạt 2,5-2,6%. Nguyên nhân khiến các dự báo mới về tăng trưởng kinh tế của Mỹ đều giảm so với trước đó là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng được đánh giá là trầm trọng nhất trong 16 năm qua trong lĩnh vực bất động sản, những biến động bất lợi của thị trường tài chính tín dụng thế giới và giá năng lượng tiêu thụ tăng cao. Về thị trường tài chính tín dụng, cơn bão trên thị trường thế chấp dưới tiêu chuẩn của Mỹ ước tính gây ra thiệt hại không dưới 400 tỷ USD cho nền kinh tế. Đáng ngại hơn, con số này có thể tiếp tục gia tăng. Theo các chuyên gia của Goldman Sachs, do khủng hoảng, các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ có thể cắt giảm tới 2.000 tỷ USD, lượng vốn cho vay, gây trở ngại rất lớn cho hoạt động kinh tế.

FED dự báo giá nhà đất và doanh số bán các ngôi nhà mới xây sẽ còn giảm hơn nữa trong năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp vào năm 2008 dự báo cũng sẽ tăng lên từ 4,8-4,9% (các dự báo trước đó chỉ là 4,75%) cao hơn so với mức 4,7% trong tháng 10/2007. Dự báo trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp có thể tương đương năm 2008 và đến năm 2010 sẽ giảm nhẹ. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát (bao gồm cả mức tăng giá năng lượng và thực phẩm) sẽ tiếp tục tăng, dự báo là 1,8-2,1% trong năm 2008 và tiếp tục tăng cao hơn trong năm 2009-2010.

Năm 2008, FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhằm vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, việc vực dậy nền kinh tế đang trì trệ trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng cao, đồng USD giảm giá liên tục so với đồng EUR và JPY, đang là một thách thức đối với chính quyền và các nhà kinh tế Mỹ trong năm 2008. Ngoài ra, thâm hụt cán cân thương mại và vãng lai của Mỹ khiến đồng Việt Nam lên giá, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam.

Theo số liệu mới cập nhật của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2008 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế ở Đông Á có xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ. Chỉ có Ấn Độ là cũng đạt mức gia tăng ấn tượng ở con số 20%, còn Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đều có sự suy giảm rõ rệt về tốc độ tăng trưởng.

Như vậy, đứng trước sự suy giảm về kinh tế ở Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục đi lên một cách mạnh mẽ so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực.

Ngoại trừ sự suy giảm của cà phê và sự tăng chậm của máy móc thiết bị, các nhóm hàng xuất khẩu khác đều có tốc độ tăng trên hai chữ số. May mặc và đồ nội thất, hai nhóm hàng chủ lực, tăng tới 45% và 29%. Thủy sản, sau khi chững lại trong năm 2007, cũng tăng trở lại với tốc độ 24,5%.

Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Hoa Kỳ trong hai tháng đầu năm 2008 đã bằng gần 19% tổng kim ngạch của cả năm 2007.

Tuy nhiên, số liệu của USITC mới chỉ có đến hết tháng 2 năm 2008. Đó là thời điểm trước khi Chính phủ chỉ thị thắt chặt tín dụng nội địa để chống lạm phát và các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất cho vay lên cao.

Tín hiệu khả quan về xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cho thấy trong khi chi tiêu công cũng như tín dụng cho các lĩnh vực đầu tư bất động sản và chứng khoán phải được kiềm chế một cách kiên quyết thì Chính phủ vẫn phải đảm bảo các danh nghiệp sản xuất hàng xuất không bị cắt khỏi nguồn vốn vay ngân hàng.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 chắc chắn sẽ không nhận được nhiều cú huých mạnh mẽ từ việc gia tăng đầu tư như những năm trước. Nhưng nếu xuất khẩu vẫn được duy trì ngay cả khi kinh tế toàn cầu đi xuống, thì tăng trưởng GDP cũng sẽ không bị suy giảm nhiều.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

 

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

 

2006

2007

Tháng 1&2/2007

Tháng 1&2/2008

2007 so với 2006

T1&2/2008 so cùng kỳ

May mặc

3.152

4.292

559

812

36,2

45,3

Đồ gỗ nội thất

902

1.229

191

246

36,3

28,8

Da giầy

1.089

1.193

205

229

9,6

11,7

Dầu thô

956

697

123

141

-27,1

14,6

Thủy sản

651

692

102

127

6,3

24,5

Cà phê

240

340

80

71

41,7

-11,3

Hoa quả

154

201

20

33

30,5

65,0

Máy móc thiết bị điện

210

350

49

52

66,7

6,1

Máy móc thiết bị cơ khí

222

287

36

34

29,3

-5,6

Tổng kim ngạch xuất khẩu

8.463

10.541

1539

1958

24,6

27,2

Nhật Bản:

Dự báo trong năm 2008, đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản sẽ tiếp tục được duy trì, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 2%. Xu hướng tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Việc Nhật Bản có khả năng thắt chặt hơn nữa trên thị trường lao động sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng sản lượng trong năm 2008 và 2009 và đẩy lạm phát lên mức tích cực. Tốc độ tăng sản lượng của Nhật Bản có thể trì trệ trong 6 tháng đầu năm 2008 do ảnh hưởng của sự sút giảm mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà đất mới và lương giảm.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản năm 2008 là 1,6% (giảm so với mức 2,1% của các dự báo trước đây). Trong khi đó, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ đạt 1,9%. Trong năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể phải giữ nguyên lãi suất vốn đang ở mức rất thấp (0,5%) cho đến năm 2009 nhằm đảm bảo xoá bỏ hoàn toàn tình trạng giảm phát và đối phó với việc nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại. Những rủi ro khác đối với kinh tế Nhật Bản là sự suy giảm của khu vực nhà đất kể từ khi quốc gia này đưa ra các tiêu chuẩn chống động đất chặt chẽ hơn và sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhu cầu bên ngoài. Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản dự báo sẽ giảm trong thời gian tới, do giá dầu thô tăng lên mức cao kỷ lục sẽ làm tăng giá trị nhập khẩu.

EU:

Uỷ ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) năm 2008 sẽ chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính thời gian vừa qua, những biến động trên thị trường dầu mỏ, kinh tế Mỹ giảm tốc độ tăng trưởng và xu hướng tăng giá của đồng Euro so với USD – nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của EU. Cụ thể,  mức tăng trưởng kinh tế của khu vực có 27 nước thành viên này dự báo sẽ đạt 2,4% trong năm 2008 và 2009, giảm so với 2,9% trong năm 2007. Dự báo khu vực đồng Euro sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế 2,2% trong năm 2008 (giảm so với 2,6% năm 2007), và sau đó tiếp tục giảm xuống 2,1% trong năm 2009. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, còn nhiều yếu tố thuận lợi để kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng vững: Nền tảng tài chính của châu Âu vẫn tương đối vững chắc; khả năng tiêu thụ nội khối, hiện được đánh giá là động lực chính cho tăng trưởng có thể sẽ tăng đều và bền vững. Trong giai đoạn 2007-2009, EU đặt mục tiêu sẽ tạo thêm khoảng 8 triệu việc làm.Nếu đạt được mục tiêu này,tỷ lệ thất nghiệp tại EU vào năm 2009 sẽ giảm xuống mức 6,6%.

 

 

Nguồn:Vinanet