menu search
Đóng menu
Đóng

Lạm phát leo thang trên toàn thế giới

12:54 29/02/2008
 
Lạm phát toàn cầu đang nhanh chóng leo lên mức đỉnh điểm trong lịch sử. Và thế giới sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nếu kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.
 Do tốc độ phát triển liên tục bền vững của kinh tế thế giới trong 5 năm qua nên một số khu vực vẫn chưa thấy được tình trạng giá cả các mặt hàng leo thang – từ dầu ăn, xăng dầu đến giáo dục, và chăm sóc sức khỏe. Lạm phát đang ở ngưỡng cao nhất trong vòng 16 năm qua ở Ả Rập Xê út, trong 14 năm qua ở Thụy Sĩ, trong 25 năm qua ở Singapore..., lạm phát tiêu dùng cũng cao nhất trong 11 năm qua ở Trung Quốc. Danh sách này sẽ còn tiếp tục.
Lạm phát ở khu vực châu Âu diễn ra mạnh, vượt mức dự báo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với tốc độ cao nhất trong 14 năm trở lại đây. Nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại. Nhiều lo ngại rằng tình trạng lạm phát sẽ còn diễn ra theo hướng tồi tệ hơn nếu Mỹ rơi vào suy thoái. Thêm vào đó, do ảnh hưởng quá lớn của lạm phát, ECB có thể sẽ không hợp tác với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để cắt giảm lãi suất.
Tình trạng lạm phát không chỉ xảy ra ở các nước khu vực Đại Tây Dương và Australia mà còn lan rộng ra các quốc gia châu Á. Ngày 25/02, Ngân hàng Trung ương Australia tuyên bố cần tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát dù điều này sẽ làm cho triển vọng phát triển kinh tế hạ thấp xuống. Các nhà phân tích kết luận rằng những nước có đồng tiền cạnh tranh tương đối thấp sẽ sớm đối mặt với lạm phát trong năm 2008 dù tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ổn định.
Châu Á là một khu vực có nguy cơ nhất khi các ngân hàng trung ương có thể cho phép đồng tiền của họ có thể tăng và chống lại áp lực tăng giá, khiến họ hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Goldman Sachs, một ngân hàng đầu tư của Mỹ, gần đây đã đưa ra một bản đánh giá trong đó nhận định đồng NDT đang là đồng tiền “ổn” nhất. Đó là con đường thực tế nhất để kiềm chế lạm phát và tránh để nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Goldman Sachs cũng dự báo rằng tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc năm nay sẽ ở ngưỡng 6.8%.
Chỉ số CPI của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 11 năm, trong tháng 1 chỉ số này là 7,1%. Giá thực phẩm tăng cao đã đẩy chỉ số CPI tăng thêm 4,8% trong năm 2007, cao nhất từ năm 1997.
Tuy nhiên chuyên gia kinh tế dự đoán rằng sự suy thoái nếu xảy ra của kinh tế Mỹ do khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn và đồng USD suy yếu sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đối với Trung Quốc. Trên thực tế, chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách để ngăn đồng USD không tiếp tục mất giá, như vậy chính phủ Trung Quốc cũng sẽ không phải chịu thêm nhiều áp lực đối với việc Nhân dân tệ liên tục tăng giá.
Rõ ràng là tình hình lạm phát toàn cầu hiện đang lan rộng và sẽ làm thay đổi xu thế kinh tế toàn cầu năm 2008.
 

Nguồn:Internet