menu search
Đóng menu
Đóng

Thái Lan giới hạn mức lỗ mua gạo vụ tới ở 70 tỷ baht

10:40 25/07/2013

Bộ Tài chính Thái lan đã đặt ra mức giới hạn lỗ trong chương trình thu mua tạm trữ vụ thu hoạch sắp tới (tháng 10/2013) ở mức 70 tỷ baht, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) đề xuất 6 giải pháp thay thế để hỗ trợ giá gạo.
   
   

(VINANET) – Bộ Tài chính Thái lan đã đặt ra mức giới hạn lỗ trong chương trình thu mua tạm trữ vụ thu hoạch sắp tới (tháng 10/2013) ở mức 70 tỷ baht, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) đề xuất 6 giải pháp thay thế để hỗ trợ giá gạo.

Bộ đã báo cáo với Thủ tướng rằng họ sẽ không thể giải quyết nếu mức lỗ vượt qua 70 tỷ baht trong mỗi tài khóa, bởi mức bù đắp tối đa mà họ có thể dành cho BAAC trong các chương trình thu mua là 70 tỷ baht. Về tài khóa 2014, cơ quan phụ trách ngân sách Thái lan đã cam kết bù 70 tỷ batht cho BAAC. Nếu các quỹ chính phủ cần nhiều hơn khoản đó thì mục tiêu cân bằng mức thâm hụt ngân sách vào năm 2017 có thể sẽ không đạt được.

Để giảm chi phí của chương trình, Bộ Thương mại và BAAC đãthảo luận với các hiệp hội nông dân để giảm mức giá thu mua từ 15.000 baht hiện nay xuống 13.500 baht và khối lượng thu mua giới hạn ở 15 triệu tấn. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đạt được sự thống nhất.

Thu mua trong 2 vụ 2011-12 và 2012-13 đã thiệt hại ước khoảng 300 tỷ baht.

Sau khi được giao nhiệm vụ phân tích giá lúa nhận thấy khả năng gây thiệt hại lớn, và BAAC đã đưa ra 6 giải pháp thay thế.

Ba giải pháp đầu tiên là khối lượng thu mua 15 triệu tấn, giá thu mua là 12.000 baht, 13.000 baht hoặc 15.000 baht/tấn, với ước tính mức lỗ sẽ tương ứng là 39,7 tỷ baht, 49,3 tỷ baht và 70,5 tỷ baht. Ba biện pháp kahcs là khối lượng thu mua17 triệu tấn, giá thu mua sẽ lsg 12.000 baht, 13.000 baht và 15.000 baht/tấn, như vậy mức lỗ sẽ tương ứng là 45,4 tỷ baht, 56,4 tỷ baht và 81 tỷ baht.

Một số nguồn tin cho biết chính phủ đã yêu cầu Ủy ban Chính sách Lúa gạo Quốc gia xem xét có nên tiếp tục chương trình thu mua lúa như đã cam kết hay không, hay kết thúc để giảm bớt gánh nặng tài chính, hoặc cắt giảm giá cam kết xuống thấp hơn mức hiện tại.

Trong khi đó, ông Nipon Puapongsakorn, một học giả của Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI), cảnh báo chính phủ không thể kỳ vọng vào các hợp đồng liên chính phủ, bởi lượng bán kiểu đó không nhiều và vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là từ Việt Nam và Ấn Độ.

Nipon cho biết chương trình thu mua với giá cam kết vẫn là một vấn đề lớn với chính phủ, đặc biệt là làm thế nào để bán được 17 triệu tấn gạo từ kho dự trữ.

Giả định chính phủ sẽ bán hết số lúa đó vào năm 2016 thì vẫn cần phải chi phí không dưới 300 tỷ USD để tài trợ cho cho các chương trình cầm cố, chủ yếu để chế biến lúa gạo và thuê kho bãi.

Cũng theo ông Nipon, hiện Bộ Thương mại đang cố gắng tìm cách giải phóng kho dự trữ bằng cách tăng khối lượng xuất khẩu gạo thông qua thương mại liên chính phủ. Trên thực tế, khối lượng xuất khẩu có thể chỉ khoảng 3-4 triệu tấn mỗi năm. “Đây là một thị trường rất khó khăn với sự cạnh tranh cao. Thái Lan rất khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ, nhất là Việt Nam và Ấn Độ - những nước bán gạo với giá thấp hơn Thái Lan nhờ chi phí sản xuất thấp”.

Ngoài ra, giá gạo bán theo hợp đồng liên chính phủ luôn thấp giá hơn so với thị trường, và điều đó càng gây tổn thất cho chính phủ. Thực tế là không một quốc gia nào muốn mua gạo chất lượng cao nhưng giá quá tốn kém để cung cấp cho dân nghèo. Do đó hợp đồng liên chính phủ không phải là giải pháp lâu dài.

Trong quá khứ, Thái lan là một nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Lúc đó, nước này xuất khẩu khoảng 8 triệu đến 10 triệu tấn mỗi năm, chủ yếu từ các nhà xuất khẩu và lĩnh vực tư nhân.

(T.H – TheNation)