menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường cà phê, cacao ngày 8/1

10:17 08/01/2015

Cà phê arabica kỳ hạn trong phiên giao dịch 7/1 mạnh nhưng giảm bớt từ đợt tăng vọt hơn 4%, sau khi thị trường chạm tới mức kháng cự kỹ thuật và đã thu hút người sản xuất bán ra sau đợt tăng 3 ngày do lo ngại thời tiết tại nước trồng hàng đầu thế giới Brazil.

-          Arabica kỳ hạn tháng 3 đạt đỉnh tại đường đi chuyển trung bình 50 ngày

-          Cacao London tăng vọt bởi đồng bảng Anh yếu

(VINANET) – Cà phê arabica kỳ hạn trong phiên giao dịch 7/1 mạnh nhưng giảm bớt từ đợt tăng vọt hơn 4%, sau khi thị trường chạm tới mức kháng cự kỹ thuật và đã thu hút người sản xuất bán ra sau đợt tăng 3 ngày do lo ngại thời tiết tại nước trồng hàng đầu thế giới Brazil.

Giá cacao London tăng, củng cố bởi đồng bảng yếu so với đồng đô la.

Hợp đồng cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 chốt phiên tăng 0,15 cent hay 0,1% lên 1,7505 USD/lb. Trước đó, giá đã tăng vọt hơn 4% lên mức cao một tháng tại 1,8285 USD/lb, đường di chuyển trung bình 50 ngày. Hai phiên qua giá cà phê đã tăng 8,6%. Một thương nhân Hoa Kỳ cho biết “có một số nhà sản xuất bán ra ở mức giá đó”.

Thị trường cà phê đã tăng mỗi ngày trong tuần này do lo ngại rằng, mặc dù mưa gần đây tại vành đai cà phê Brazil, nhưng lượng mưa kể từ tháng 11 tới 27/1 tại khu vực trồng quan trọng Minas Gerais được dự báo chỉ đạt khoảng 33 cm, khoảng một nửa mức bình thường.

Các đại lý cũng lo ngại về các khu vực trồng cà phê robusta khô hạn ở Brazil.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 tăng 28 USD hay 1,4% đóng cửa tại 1.980 USD/tấn sau khi đạt mức cao của phiên tại 1.989 USD/tấn.

Giá cacao kỳ hạnh London mạnh, được hỗ trợ bởi đồng bảng Anh yếu, giao dịch gần mức thấp 18 tháng so với đồng đô la.

Một đồng bảng Anh yếu làm giảm chi phí của hợp đồng cacao được định giá bằng bảng Anh cho người mua bằng các đồng tiền khác.

Cacao kỳ hạn tháng 3 tại New York tăng 10 USD hay 0,3% đóng cửa tại 2.912 USD/tấn, trong khi cacao kỳ hạn tháng 5 tại London chốt phiên tăng 19 GBP hay 1% lên 1.983 GBP/tấn.

H.Lan

Nguồn: Vinanet/ Reuters