menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường dược phẩm quý I/2014 và dự báo

15:38 10/04/2014

Trong quý I/2014, thị trường dược phẩm ổn định, một số ít thuốc nội và ngoại có biến động tăng/giảm giá với biên độ hẹp, không có hiện tượng sốt giá thuốc, khan hiếm thuốc; lượng cung ứng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Trong quý I/2014, thị trường dược phẩm ổn định, một số ít thuốc nội và ngoại có biến động tăng/giảm giá với biên độ hẹp, không có hiện tượng sốt giá thuốc, khan hiếm thuốc; lượng cung ứng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Tháng 3/2014: Giá các mặt hàng thuốc trên thị trường nhìn chung tiếp tục ổn định, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc (Amoxilin nhộng/500mg, Hoạt huyết dưỡng não, Cảm xuyên khương, Kim tiền thảo, Berberin, Vitamin B1, VitaminC, Cefuroxim 125mg, Ziniat 125, Zinnat 250mg, Cravit Tab 500, Losec 20mg) ổn định.

Giá nhập khẩu thuốc nhìn chung ổn định, một số mặt hàng có giá thay đổi theo xu hướng tăng, nhưng mức biến động thấp so với kỳ nhập trước.

Giá nhập khẩu nguyên phụ liệu: Bên cạnh một số mặt hàng có giá ổn định, nhiều nguyên phụ liệu có biến động theo xu hướng giảm so với kỳ nhập trước, tập trung vào các mặt hàng nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ.

Quý 1/2014: Nhìn chung, thị trường dược phẩm ổn định, một số ít thuốc nội và ngoại có biến động tăng/giảm giá với biên độ hẹp, không có hiện tượng sốt giá thuốc, khan hiếm thuốc; lượng cung ứng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên Trang điện tử của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế tháng 1/2014 (tính đến 23/01/2014): số mặt hàng kê khai lại giá (điều chỉnh tăng giá) là 17 mặt hàng thuốc nội, chiếm khoảng 0,07% tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường; không có mặt hàng thuốc ngoại kê khai lại giá (tăng giá). Số mặt hàng thuốc thực hiện kê khai giá là 49 mặt hàng chiếm khoảng 0,195 tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường; trong đó có 32 mặt hàng thuốc nội và 17 mặt hàng thuốc nhập khẩu.

Thuốc tại các cơ sở y tế công lập hiện thực hiện đấu thầu theo quy định tại Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của Liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. So trị giá tiền mua thuốc theo giá trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỷ trọng sử dụng cao (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế) với việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy, số tiền tiết kiệm được là 115,47 tỷ đồng, tương đương 28% tổng trị giá trúng thầu của các mặt hàng thuốc.

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Giá nhập khẩu một số loại thuốc có biến động tăng/giảm nhưng không lớn. Giá nhập khẩu một số thuốc: Solupred 5Mg (Prednisolone) có giá 4,31 USD/hộp, tăng 20%; Cottu-F Syrup hộp/1 lọ 100ml có giá 0,57USD/hộp, tăng 3,35%; Amoxmarksans 500Mg hộp/100viên có giá 1,85 USD/hộp, giảm 2,63%; Mucosolcan có giá 2,15USD/hộp, tăng 2,02%...

Về nguyên liệu sản xuất thuốc: Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là hai thị trường chính cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất thuốc. Bên cạnh một số mặt hàng có giá ổn định, nhiều nguyên phụ liệu có giá biến động tăng/giảm, một số mặt hàng có mức biến động khá mạnh so với kỳ nhập trước. Giá nhập khẩu một số nguyên phụ liệu: Lidocaine Hydrochloride (Ấn Độ), có giá 15USD/kg, giảm 16,7%; Givobio Fe 601 (Pháp) có giá 43USD/kg, tăng 20,4%; Tetracyline Hcl (Trung Quốc) có giá 19,7%, tăng 32,3%; Amoxy-50 có giá 19,6USD/kg, giảm 9,1%...

Nguyên nhân: Giá thuốc trên thị trường cơ bản ổn định do giá nhập khẩu thuốc biến động không lớn, tỷ giá VNĐ/USD tương đối ổn định; bên cạnh đó, nguồn cung thuốc dồi dào và việc giám sát chặt chẽ việc kê khai giá thuốc của cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương là nguyên nhân quan trọng ổn định giá thuốc.

Dự báo quý II/2014, giá thuốc sản xuất trong nước nhìn chung ổn định. Giá một số mặt hàng thuốc nhập khẩu có thể biến động phụ thuộc vào giá nhập khẩu và tỷ giá ngoại tệ.

Tham khảo giá một số loại thuốc tại thị trường Tp.Hồ Chí Minh trong tháng 3/2014

 (Giá bán lẻ)
Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (VND)
Amoxillin 500mg, viên nhộng, áo vỉ 10 viên
Vỉ
17.000
Ampicilin 500mg, viên nhộng Domesco, vỉ 10 viên
Vỉ
6.500
Ampicilin 500mg, viên nhộng, áo, vỉ 10 viên
Vỉ
15.000
Erycine 500mg (Vidiphar)
Vỉ
16.000
Cefalexin 500mg, vien nhộng, áo, vỉ 10 viên
Vỉ
23.000
Cotrim Fort (Stada)
Vỉ
6.000
Enervon C, lọ 30 viên
Chai/30 viên
50.000
Vitamine B1 nội 0,05 g
100 viên
7.000
Vitamine tổng hợp, loại 3B, nội 125mg vỉ 10 viên
Vỉ
4.000
Vitamine C nội 500mg (Vidipha)
100 viên
25.000
Vitamine PP nội
Lọ 100 viên
6.000
Cemofar 325mg (Paracetamol 325 mg)
Lọ 100 viên
14.000
Panadol 500mg
Vì 12 viên
10.000
Alaxan
Vỉ 20 viên
20.000
Kremil-S
Viên
800
Maalox
Viên
700
Debridat
Viên
3.200
Spasmaverine
Viên
700
Viên Linh chi
Viên
2.550
Kim Tiền Thảo
Lọ 100 viên
55.000
Bông y tế Bảo thạch (gói 100 mg)
Gói
19.000
Băng dính (keo) cuộn nhỏ ngoại
Cuộn
11.000
ống tiêm (chích) nội 5ml
Cái
1.000
Amlodpin 5mg Stada (liên doanh)
Viên
700
Diamicron MR
Viên
3.000
Glucosamin 500mg
Viên
1.100
Tanakan
Viên
4.500
Terpin codein
Viên
400
Vastarel MR
Viên
2.900

Nguồn: Vinanet/Thời báo tài chính Việt Nam, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính)

 

Nguồn:Vinanet