menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường, hàng hóa trong nước ngày 27/8/2010

16:34 27/08/2010

Hàng hoá tại siêu thị bắt đầu biến động; Giá thép tăng thêm 500.000 đ/tấn; Thời trang trẻ em Việt Nam: Giành lại sân nhà; ...
 
 
 

*Hàng hoá tại siêu thị bắt đầu biến động

Các siêu thị ở phía Bắc đang tính toán lại giá cả của nhiều loại sản phẩm trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh và tỷ giá mới đây.

Tại phía Nam, khoảng 300 mặt hàng trong các siêu thị tập trung vào các nhóm hàng bánh kẹo, dầu ăn, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, hàng may mặc... đã tăng giá bán từ 3% đến 12%. Theo quy luật, các siêu thị ở miền Bắc cũng sẽ tăng giá bán các loại hàng hóa, nhưng trễ hơn.

Theo lãnh đạo Hội Siêu thị Hà Nội, 70% hàng hóa được bán trong các siêu thị ở miền Bắc do các nhà sản xuất phía Nam cung cấp, nên mức tăng giá của các siêu thị phía Bắc có thể còn lớn hơn nhiều so với mức tăng ở phía Nam, do còn phải chịu tác động của chi phí vận chuyển.

Giá cả sẽ tăng dần dần. Đây là dấu hiệu rất đáng lo, ảnh hưởng tới thu nhập thực tế của người dân. Nếu không có giải pháp căn cơ xử lý vấn đề này, thì năm nào chúng ta cũng lại phải tiếp tục đưa ra dự đoán về sự tăng giá của hàng hóa tiêu dùng vào những dịp cuối năm.

*Giá thép tăng thêm 500.000 đ/tấn

Ngày 26/8, một số doanh nghiệp tăng giá thép thêm 500.000 đồng/tấn.

Tổng công ty Thép VN (VNSteel) trụ sở phía Nam cũng tăng 150.000- 400.000 đồng/tấn cho hai loại thép cây và cuộn.

 Ngày 26-8, Công ty cổ phần Thép Việt (Pomina) tiếp tục điều chỉnh giá thép tăng lần thứ năm trong tháng 8-2010 với mức tăng 330.000 đồng/tấn đối với thép cuộn, khoảng 495.000 đồng/tấn đối với thép cây, đưa giá thép giao tại nhà máy dao động ở mức 15,1-15,2 triệu đồng/tấn.

Tổng công ty Thép VN (VNSteel) trụ sở phía Nam cũng tăng 150.000- 400.000 đồng/tấn cho hai loại thép cây và cuộn, đưa giá thép giao tại nhà máy vọt lên mức 15,36-15,42 triệu đồng/tấn. Giá thép bán lẻ cũng được đẩy lên mức 15-15,25 triệu đồng/tấn. Các doanh nghiệp lấy lý do giá phôi và thép phế liệu đang trên đà tăng mạnh trở lại, đồng ngoại tệ khó mua để làm cơ sở tăng giá bán trong đợt điều chỉnh này.

*Thời trang trẻ em Việt Nam: Giành lại sân nhà

Nếu như những năm trước đây, các Cty may mặc lớn của VN tỏ ra “thờ ơ” với thị trường thời trang trẻ em, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và hàng Trung Quốc “tung hoành”, thì hai năm trở lại đây, các DN này đã chính thức quay về thị trường trong nước với quyết tâm giành lại sân nhà.

Tại các siêu thị, chợ lớn ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, thời trang trẻ em Trung Quốc vẫn được bày bán, tuy nhiên, hai năm gần đây, sức mua đã giảm hẳn. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà cung ứng đã tìm kiếm nguồn hàng từ các Cty tên tuổi như Việt Thy, Sanding, Thái Tuấn, Việt Tiến, Thành Công, Thắng Lợi, YF, Anh Thư, Hiệp Hưng... về bán với mức giá rất cạnh tranh. Cụ thể, một sản phẩm quần short hoặc áo thun có mức giá trung bình từ 40.000 – 50.000 đồng/sản phẩm; áo sơmi có giá từ 60.000 – 90.000 đồng/sản phẩm; quần dài có giá từ 90.000 – 110.000 đồng/sản phẩm; váy đầm có giá từ 80.000 – 120.000 đồng/sản phẩm; áo khoác có giá từ 120.000 – 250.000 đồng/sản phẩm...

*Giá tôm sú tại ĐBSCL tiếp tục tăng

Giá thu mua tôm sú cỡ lớn loại 20 con/kg tăng 2,7% so với tuần trước (tương đương tăng 5.000 đ/kg) lên mức 190.000 đ/kg. Tình hình dịch bệnh tại Sóc Trăng tiếp tục gây ảnh hưởng tới thị trường tôm nguyên liệu tại tỉnh láng giềng Bạc Liêu. Giá thu mua tôm sú cỡ lớn loại 20 con/kg tăng 2,7% so với tuần trước (tương đương tăng 5.000 đ/kg), lên mức 190.000 đ/kg. Đây là mức giá cao nhất ghi nhân tại Bạc Liêu trong nhiều năm trở lại đây. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm loại này hiện đã cao hơn khoảng 43,4% (tương đương tăng 57.500 đ/kg).

 

Nguồn:Vinanet