menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường hồ tiêu trong nước tháng 11, 11 tháng năm 2011

14:41 05/12/2011
 

Giá thu mua tiêu đen tại thị trường nội địa có xu hướng điều chỉnh tăng trở lại vào cuối tháng sau khi giảm mạnh vào nửa đầu tháng 11. Giá tiêu đen từ mức 138-140 ngàn đồng/kg ngày 1/11 giảm xuống mức 134-136 ngàn đồng/kg vào ngày 7/11, tuy nhiên đến cuối tháng giá thu mua tiêu đen nội địa đã tăng trở lại mức 138-140 ngàn đồng/kg. Giá thu mua tiêu trắng ổn định ở mức 185-190 ngàn đồng/kg.

Giá hồ tiêu xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh trong tháng: hiện giá tiêu đen 500g/l FOB đạt 6.700-6.800 USD/tấn, tiêu giá đen 550g/l FOB đạt 7.000-7.100  USD/tấn, giảm lần lượt 4,5% và 10,2% so với mức giá bình quân thời điểm đầu tháng.

Tương tự như vậy giá tiêu trắng xuất khẩu hiện đạt mức 9.700- 9.800 USD/tấn giảm 4% so với mức giá đầu tháng 11.

Ước tính khối lượng hồ tiêu xuất khẩu năm 2011 của Việt Nam ở mức gần 130 ngàn tấn với trị giá hơn 775 triệu USD giảm so với con số dự báo của tháng trước gần 10 ngàn tấn do sụt giảm khối lượng xuất khẩu của các tháng cuối năm vì hạn chế về nguồn cung trong nước.

Theo  báo  cáo  thống  kê  của  Tổng  cục  Hải  Quan Việt Nam,  tháng 10/2011 cả nước đã xuất khẩu được 5.863 tấn hồ tiêu các loại với trị giá 41,86 triệu USD giảm mạnh so với tháng 9/2011 với mức giảm 42,1% về khối lượng và giảm 39,7% về giá trị do hạn chế nguồn cung trong nước. Tính lũy tiến 10 tháng đầu năm, tổng khối lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 115.888 tấn với kim ngạch đạt 672,58 triệu USD tăng 11,35% về lượng và tăng 87% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ xuất khẩu sang thị trường Malaysia có mức giảm 28%, tất cả các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đáng kể nhất là các thị trường: Tây Ban Nha tăng 270,3%, đạt 23,68 triệu USD; Singapore tăng 231,4%, đạt 19,11 triệu USD; Ai Cập tăng 212,1%, đạt 30,44 triệu USD; Hoa Kỳ tăng 158,1%, đạt 132,14 triệu USD; Pakistan tăng 156%, đạt 29,86 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 120%, đạt 6,74 triệu USD; Ấn Độ tăng 101,1%, đạt 34,9 triệu USD.

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu về nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam chiếm 19,65% thị phần trong 10 tháng đầu năm. Khối lượng xuất khẩu hồ tiêu sang Đức – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sụt giảm đáng kể trong 10 tháng đầu năm với mức giảm 26,8% (tương đương giảm 3.443 tấn) so với cùng kỳ năm 2010.

Dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2011

Thời điểm

Khối lượng (tấn)

r=15,6 %

Giá trị USD)

r=15,7 %

Tháng 1*

Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5*

Tháng 6*

Tháng 7*

Tháng 8*

Tháng 9*

Tháng 10*

Tháng 11**

Tháng 12**

4.746

5.137

16.126

15.355

13.102

15.177

13.168

16.988

10.119

5.863

7.425

7.086

23.240.348

24.057.739

79.879.054

84.308.478

76.391.207

87.696.885

78.465.728

106.252.358

69.420.105

41.857.302

52.273.880

51.353.049

Cả năm 2011

130.291

775.196.291

Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê

Ghi chú:  r – Sai số dự báo trong mẫu * Số thực hiện ** Số dự báo

Thế giới

Giá hồ tiêu có xu hướng phục hồi mạnh trở lại sau quá trình suy giảm liên tiếp vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, nguyên nhân do các nhà đầu tư cũng như các nhà nhập khẩu tích cực mua vào trong bối cảnh nguồn cung ngày càng khan hiếm. Trên sàn Kochi giá tiêu giao kỳ hạn tăng ở mức 875 đến 1.435 Rupi/tạ so với mức giá đầu tháng 11/2011. Trên sàn giao dịch quốc tế NCDEX – Ấn Độ, giá hồ tiêu giao kỳ hạn tháng 12/2011 hiện dao động quanh mức 35.000 Rupi/tạ tăng 1.500 rupi/tạ so với mức giá thời điểm giữa tháng 11.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) tại Hội nghị thường niên lần thứ 39 tổ chức tại Lombok – Indonesia, tổng sản lượng hồ tiêu của các nước sản xuất hồ tiêu chính năm 2011 ước đạt 298,4 ngàn tấn, giảm 8,1% so với mức sản lượng 324,7 ngàn tấn năm ngoái. Sản lượng hồ tiêu thế giới giảm mạnh ở các nước như Indonesia,  SriLanca,  Trung Quốc và Ấn Độ trong khi chỉ tăng nhẹ tại các quốc gia như Malaysia, Việt Nam và Braxin.

Vụ thu hoạch tiêu của Ấn Độ sẽ bắt đầu từ tháng 1/2012, dự báo trong ngắn hạn giá hồ tiêu thế giới sẽ có xu hướng tăng do nguồn cung của Ấn Độ, Indonesia giảm, cùng với lượng tiêu tồn kho của Việt Nam giảm mạnh.

Nguồn: AgroMonitor  

Nguồn:Vinanet