menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường nông sản thế giới ngày 2/8/2010

16:15 03/08/2010

 
  
  

Ngũ cốc

Giá lúa mì tại Chicago tăng 5,2%, lập mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, trong khi lúa mì tại Châu Âu tăng 6,2%. Nguy có xuất khẩu lúa mì của Nga giảm mạnh đang khích lệ các nhà đầu tư mua vào. Ngô giảm giá do yếu tố thời tiết. Đậu tương tăng giá theo xu hướng lúa mì.

Nắng nóng bất thường tại phần lãnh thổ châu Âu của Nga làm nảy sinh nạn đầu cơ tích trữ ngũ cốc.

Bộ nông nghiệp Mỹ giảm dự đoán thu hoạch ngũ cốc ở Nga sẽ giảm còn 79,8 triệu tấn. Một loạt nhà phân tích phương Tây lo ngại rằng sắp tới giá ngũ cốc có thể tăng cao trên thị trường thế giới, trước hết là lúa mì. Những năm trước, theo truyền thống, giá lúa mì tăng phụ thuộc vào mùa màng tại Canada. Hiện nay, tại Canada, cũng như tại Kazakhstan và Nga, mùa màng bị thất bát, tình hình có thể gọi là không đơn giản. Tháng vừa qua, giá lúa mì tăng lên 25%, có khả năng đến tháng 9 sẽ còn tăng lên nữa.

Bộ nông nghiệp Nga có kế hoạch tăng xuất khẩu ngũ cốc. Hiện nay Nga xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc. Liệu Nga có thể tăng số lượng này lên bao nhiêu tấn nữa? Các nhà phân tích cho rằng ít nhất có thể tăng lên 30 triệu tấn. Cần phải lưu ý rằng năm nay Nga chỉ gieo trồng 48 triệu ha, trong đó gần 9,5 triệu ha bị thất thu do hạn hán. Nhưng nước Nga còn nhiều đất đai chưa hề được khai thác, chưa bao giờ gieo trồng, tức là có triển vọng cung cấp lương thực cho một nửa thế giới.

Lúa mì

Giá lúa mì trên thị trường Mỹ lập kỷ lục cao của 22 tháng do lo ngại hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 130 năm ở Nga và thời tiết khô hạn ở miền tây Australia sẽ làm cho nguồn cung giảm mạnh.

Trên Sở giao dịch hàng hoá Chicago, lúa mì giao ngay giá tăng tới 7,5% vượt mức giá tâm lýlà 7 USD/bushel, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2008, trước khi giảm nhẹ vào lúc đóng cửa do hoạt động bán kiếm lời.

Lúc đóng cửa giao dịch, lúa mì kỳ hạn tháng 9 tăng 31 - ¾ US cents, hay 4,8% đạt 6,93-1/4 USD/bushel, sau khi đạt 7,11-1/4 USD trước đó, mức cao nhất trong vòng 22 tháng. Lúa mì tham chiếu kỳ hạn tháng 11 tại Paris giá tăng 6,2%.

Sản lượng lúa mì Nga năm nay có thể giảm xuống 72 – 78 tấn, giảm ¼ so với năm ngoái, và xuất khẩu có thể giảm một nửa xuống chỉ 11 đến 19,5 triệu tấn.

Thông tin về thời tiết xấu ở Nga đã đẩy giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago trải qua tháng 7 tăng giá mạnh nhất ít nhất từ năm 1959.

Một số nhà nhập khẩu lúa mì lúc này chỉ dám mua đủ dùng vì giá quá cao. Nếu hạn hán tồi tệ hơn nữa ở Châu Âu và Australia - nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 4 thế giới, giá có thể sẽ còn tăng hơn nữa.

Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mì hàng đàu thế giới, đã mua tới 180.000 tấn lúa mì Nga trong tháng qua, với giá tăng trên 60 USD/tấn so với tháng trước đó.

Chính phủ Nga cho biết họ có đủ dự trữ ngũ cốc không những cho nhu cầu trong nước, mà còn có thể duy trì kế hoạch xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn. Không thể có chuyện thiếu lương thực do hạn hán, thậm chí ngay cả khi thu hoạch vụ này chỉ đạt 80 triệu tấn. Đối với nhu cầu trong nước, khối lượng đó là quá đủ. Nếu tổng thu hoạch vụ này giảm xuống thì có thể giá lúa mì trong nước sẽ tăng lên. Chủ tịch Hiệp hội ngũ cốc Nga Arkadi Zlochevski cho biết trong tình trạng hạn hán gây mất mùa như vậy thì họ sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn lúa mì trong mùa này, bởi sau khi sử dụng sẽ còn dư khoảng 10 triệu tấn..

Ngô

Ngô tăng giá theo lúa mì, song giảm trở lại vào lúc đóng cửa bởi triển vọng sản lượng khả quan ở khu Midwest nước Mỹ gây ra hoạt động bán kiếm lời.

Ngô kỳ hạn tháng 9 tại Chicago giá giảm 2-1/4 cents xuống 3,90-1/2 USD/bushel, sau khi lập kỷ lục cao của 4 tháng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 8 giá 10,53-1/4 USD/bushel, tăng 3/4  US cent so với ngày hôm trước nhưng giảm so với mức đỉnh cao của 6 tháng rưỡi đạt được lúc ban đầu.

Ngô đã tăng giá 18% kể từ 29/6/2010.

Gạo

Giá gạo Mỹ đã tiếp cận mức cao nhất trong vòng 7 tuần sau khi giá lúa mì tăng.

Gạo kỳ hạn tháng 9 tại Chicago giá đạt 11,05 ½ USD/100 lb, mức cao nhất kể từ ngày 17/6. Gạo kỳ hạn tháng 11 giá tăng 14 US cent hay 1,3% đạt 10,69 USD/100 lb.

Indonexia sẽ bắt đầu bán 500.000 tấn gạo với giá thấp hơn giá thị trường để góp phần làm giảm lạm phát.

Đậu tương

Giá đậu tương kỳ hạn đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1 do hạn hán làm giảm sản lượng ngũ cốc ở Nga và một số nơi Châu Âu, đẩy tăng nhu cầu đối với nguồn cung của Mỹ.

Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giá tăng 12,25 US cent hay 1,2% đạt 10,1725 USD/bushel. Trong ngày có lúc giá tăng lên 10,295 USD, mức cao nhất kể từ ngày 11/1/2010. Tháng 7 gía đậu tương đã tăng 11%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2009.

Đậu tương đã tăng giá 4 phiên liên tiếp bởi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng giá sau khi các báo cáo về lợi nhuận của các công ty cho thấy kết quả khả quan hơn dự báo, và do giá nguyên liệu đồng loạt tăng, dẫn đầu là lúa mì, năng lượng và kim loại công nghiệp.

Dầu cọ

Giá dầu cọ kỳ hạn tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng sau khi báo cáo cho thấy xuất khẩu từ Malaysia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, tăng trong tháng vừa qua.

Dầu co kỳ hạn tháng 10 giá tăng 2,1% đạt 2.570 ringgit (814 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ 9/4/2010. Dầu cọ đã tăng giá 6,1% trong tháng 7, là mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng.

Xuất khẩu dầu cọ Malaysia đã tăng 4,4% trong tháng 7 đạt 1.412.300 tấn so với tháng trước đó. Dầu thô tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 4 ngày bởi chứng khoán Châu Á tăng sau khi sản xuất của Trung Quốc tăng trong tháng 7.

Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12 giá tăng 1% lên 40,96 US cent/lb, và chênh lệch giá giữa dầu đậu tương và dầu cọ giảm xuống còn 89,03 USD/tấn so với 105,8 USD/tấn ngày 30/7.

Đường

Giá đường kỳ hạn tháng 10 sáng nay giảm xuống 19,56 US cents/lb,

Năm 2009. đường đã tăng giá mạnh nhất trong vòng 35 năm bởi mưa làm mất mùa ở Brazil, nước sản xuất lớn nhất thế giới, và thời tiết khô hạn làm hạn chế sản lượng ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới.

Năm nay, đường đã giảm giá 27%, giảm mạnh nhất trong số 24 hàng hoá trong chỉ số GSCI  của Standard & Poor, bởi dự báo dư thừa đường năm nay sau 2 năm thiếu hụt.

Hãng nghiên cứu và tư vấn Datagro Ltd. ở Sao Paulo đã điều chỉnh giảm mức dự báo về sản lượng đường Brazil xuống 37,5 triệu tấn trong năm bắt đầu từ ngày ¼, so với mức 38 triệu tấn dự báo trước đây.

Nhu cầu đường thế giới dự báo cao hơn 8,5 triệu tấn so với sản lượng 158,2 triệu tấn trong năm nay. Dư cung sẽ đẩy dự trữ lên khoảng 52,8 triệu tấn vào ngày 30/9. Năm tới, sản lượng sẽ tăng 9% lên kỷ lục 172,5 triệu tấn, dẫn tới dư cung 2,5 triệu tấn.

Sản lượng đường Ấn Độ được Hiệp hội Đường Quốc gia dự báo sẽ tăng lên 25 triệu tấn vào năm tới, so với 18,7 triệu tấn trong niên vụ kết thúc vào 30/9,

Bông

Giá bông kỳ hạn trên thị trường New York sáng nay tăng 0,78 cent, hay 1% lên mức 79,54 US cent/lb. Trước đó, giá đã đạt 79,57 US cents, mức cao nhất kể từ 23/6.

Bông đã tăng giá lên mức cao nhất kể từ hơn 6 tuần nay bởi Đôla Mỹ giảm giá khiên cho hàng hoá tính theo USD trở nên rẻ hơn so với các hàng hoá khác.

Hạt tiêu

Giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tiếp tục giảm, với hạt tiêu Ấn Độ giảm gần 1% do nhu cầu xuất khẩu giảm.

Xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ giai đoạn tháng 4 – 6 đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 4.650 tấn.

Sản lượng hạt tiêu Ấn Độ năm 2010 dự báo sẽ bằng mức của năm ngoái, song giá chưa chắc sẽ giảm mạnh trong những tháng tới bởi lượng dự trữ còn rất ít. Phải tới tháng 4 Việt Nam mới thu hoạch hạt tiêu. Như vậy giá sẽ tiếp tục được hỗ trợ trong trung hạn.

Có tin đồn Việt nam đang chào bán hạt tiêu trên thị trường quốc tế với giá rẻ hơn. Nếu giá hạt tiêu Việt Nam rẻ hơn 200 USD/tấn so với hạt tiêu Ấn Độ, giá tại Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh trong 2 – 3 ngày tới.

Giá nông sản thế giới ngày 2/8/2010

 

Giá 2/8

So với 30/7

So với 30/7 (%)

So với 2/8/2009

Ngô CBOT (USD/bushel)

390,50

-2,25

-0,6%

-5,8%

Đậu tương CBOT  (USD/bushel)

1053,25

 0,75

 0,1%

 1,3%

Khô đậu tương CBOT (USD/tấn)

310,90

0,00

0,0%

 -1,0%

Dầu đậu tương CBOT (US cent/lb)

40,44

0,61

1,5%

 0,2%

Lúa mì CBOT (US cent/bushel)

693,25

31,75

4,8%

28,0%

Gạo CBOT (USD/100 lb)

1069,00

13,50

1,3%

-26,6%

Lúa mì EU (USD/tấn)

207,50

12,25

 6,3%

 58,4%

Hạt tiêu ASTA -580G/L   Brazil, USD/tấn, FOB BELEM

 

4300

 

 

 

Hạt tiêu B1 560 Brazil, USD/tấn, FOB BELEM

4200

 

 

 

Hạt tiêu B2 500 Brazil, USD/tấn, FOB BELEM

4050

 

 

 

Dow Jones

10,674

 208

2,0%

2,4%

Euro/dollar

 1,3170

 0,0111

 0,8%

 -8,0%

Dollar Index

80,9210

-0,6180

 -0,8%

3,9%

Cước phí vận tải biển Baltic

1977

10

0,5%

 -34,2%

(Vinanet)