menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường nông sản thế giới ngày 5/8/2010

10:27 06/08/2010

 
   
   
·         Nga thông báo cấm xuất khẩu ngũ cốc từ 15/8/2010
·         Giá lúa mì tại CBOT tăng kịch trần
·         Ngô và đậu tương tăng theo giá lúa mì
·         Chỉ số Reuters/Jefferies CRB Index 19 loại hàng hoá lập kỷ lục cao của 16 tuần trong ngày, trước khi giảm nhẹ vào lúc đóng cửa, do giá thịt lợn, đường, khí thiên nhiên và đồng giảm.

Ngũ cốc

Lúa mì

Giá lúa mì kỳ hạn trên thị trường Chicago đã tăng 8% vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 5/8/2010, đạt kỷ lục cao của 2 năm, sau khi Nga, nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới, ra thông báo cấm xuất khẩu do hạn hán tồi tệ nhất trong vòng ít nhất nửa thế kỷ qua đang xảy ra ở quốc gia này.

Tại cuộc họp ngày 5/8 tại Moscow, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết do hạn hán và cháy rừng, giá lúa mì trên thị trường Nga đã tăng 19% chỉ trong một tuần qua, nhanh hơn so với lúc đỉnh điểm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008.

Cũng trong ngày 5/8, Chính phủ Nga đã ký quyết định cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch, mạch đen, ngô và bột mì, bắt đầu từ 15/8/2010, kéo dài tới 31/12/2010.

Những vấn đề ở Nga, cùng với thời tiết khô hạn ở Kazakhstan, Ucraina và Liên minh Châu Âu, và lũ lụt ở Canada đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng, đẩy giá lúa mì tại Chicago tăng tới 92% kể từ 9/6/2010 tới nay, tức là trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Theo Trung tâm thời tiết quốc gia Nga, hạn hán tại nước này đang đe doạ việc gieo trồng lúa mì vụ đông và gây thiệt hại tới nhiều cây trồng khác trong đó có củ cải đường, khoai tây và ngô.

Ngày 5/8/2010, giá lúa mì tại Chicago có lúc đạt 8,155 USD/bushel, mức cao chưa từng có kể từ tháng 8/2008. Lúa mì đã từng lập kỷ lục 13,495 USD/bushel vào tháng 2/2008, góp phần gây bạo loạn trên khắp thế giới bởi tình trạng giá lương thực leo thang.

Tại Paris ngày 5/8, giá lúa mì kỳ hạn tháng 11 đã tăng 7% đạt 225 Euro/tấn hay khoảng 8,04 USD/bushel.

Tại cuộc họp của Chính phủ, ông Putin nói rằng Nga “có đủ” ngũ cốc dự trữ, “song chúng tôi phải đề phồng trường hợp giá trên thị trường nội địa tăng mạnh, và phải duy trì đàn gia súc gia cầm, đồng thời duy trì dự trữ”. Ông cũng đã đề nghị Kazakhstan và Belarus xem xét cùng tham gia việc cấm xuất khẩu ngũ cốc.

Các hợp đồng xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ bị huỷ bỏ. Chính phủ đã cấm các thương gia, bao gồm cả công ty International Grain Co., chi nhánh ở Nga của công ty Glencore International AG. Bởi lệnh cấm này, các thương gia Nga sẽ thông báo huỷ các hợp đồng đã ký với lý do bất khả kháng.

Các công ty Nga có thể sẽ huỷ việc giao khoảng 600.000 tấn lúa mì cho Ai Cập. Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến nước này sẽ mua 9,3 triệu tấn lúa mì trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 năm tới.

Gạo

Cũng trong ngày 5/8, giá gạo kỳ hạn tháng 11 tại Chicago kết thúc ở mức giá 10,93 USD/100 lb, giảm 10 US cent hay 0,9% so với lúc đóng cửa một ngày trước đó, sau khi có lúc đạt đạt 11,78 USD, mức cao nhất kể từ 28/5/2010. Vào cuối tháng 6, giá gạo giao dịch ở mức 9,685 USD/100 lb, còn ở thời điểm khủng hoảng lương thực năm 2008, giá gạo là 25,07 USD/100 lb.

Chris Yoo, một trong các lãnh đạo của công ty Samsung Futures Inc. ở Seoul nhận định: “Giá lúa mì có thể tiếp tục tăng tới cuối tháng 8”, và “Người tiêu dùng chắc chắn sẽ chuyển sang sử dụng lúa gạo”.

Lúa mì và lúa gạo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi cả hai đều là những lương thực chính của toàn thế giới, và giá loại lương thực này tăng sẽ kéo theo loại kia tăng. Tuy nhiên, dự báo sản lượng gạo Mỹ bội thu đang gây áp lực lên thị trường gạo.

Ngô

Giá ngô kỳ hạn trên thị trường thế giới lập kỷ lục cao của 13 tháng sau khi Nga thông báo tạm dừng xuất khẩu ngũ cốc từ nay tới cuối năm.

Vào lúc đóng cửa ngày 5/8, giá ngô kỳ hạn đã tăng giá 5,8%, với hợp đồng kỳ hạn tháng 12 giá tăng 3 US cent hay 0,7% đạt 4,18 USD/bushel. Trong ngày, có lúc giá đạt mức 4,39 ÚD/bushel, cao nhất kể từ ngày 15/6/2009.

Ngày 27/6/2008, ngô đã từng lập kỷ lục 7,9925 USD/bushel.

Đậu tương

Đậu tương đã tăng giá lên mức cao chưa từng có kể từ tháng 1 tới nay, nguyên nhân cũng bởi Nga dừng xuất khẩu ngũ cốc.

Ngày 5/8/2010, đậu tương tăng giá 2,4%, với hợp đồng kỳ hạn t háng 11/2010 giá tăng 4,75 US cent hay 0,5% đạt 10,29 USD/bushel. Trong ngày, có lúc giá vọt lên 10,49 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 7/1/2010.

Dầu cọ

Giá dầu cọ trên thị trường thế giới đã lập kỷ lục cao của 4 tháng sau khi đậu tương tăng giá và lo ngại thời tiết nóng có thể làm giảm sản lượng của Mỹ - nước trồng và cung cấp đậu tương lớn nhất thế giới.

Dầu cọ kỳ hạn tháng 10 giá tăng 1,1% đạt 2/90 ringgit (817 USD /tấn, cao chưa từng có kể từ ngày 9/4/2010. Trong ngày, có lúc hợp đông này đạt mức giá cao nhất kể từ 12/3/2010, là 2.598 ringgit.

Trên sở giao dịch Đại Liên Trung Quốc, dầu cọ kỳ hạn tháng 1 giá tăng 0,6% đạt 6.940 NDT (1.025)/tấn.

Dầu cọ tăng trở lại từ mức thấp nhất của 7 tháng chạm tới vào ngày 7/7/2010 bởi nhu cầu có thể tăng từ các nước Châu Á, và bởi tương lai dầu cọ sẽ thu hút khách hàng khi giá dầu thô và dầu đậu tương tăng giá. Trong vòng 1 tháng nay, dầu cọ đã tăng giá 13%.  Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Indonexia đang trong mùa lễ hội kéo dài trong 3 tháng, tới tháng 9, là giai đoạn nhu cầu dầu ăn thường tăng lên.

Dự báo người tiêu dùng trên toàn cầu sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào dầu cọ và dầu đậu tương vì nguồn cung hạt cải và các loại hạt có dầu khác sẽ ngày càng giảm sút. Giá dầu cọ có nhiều khả năng tăng mạnh trong năm 2011.

Kết quả điều tra của hãng tin Bloomberg cho thấy dầu cọ có thể đạt mức giá trung bình 800 USD/tấn trong năm tới, so với khoảng 760 USD/tấn của năm nay. Từ đầu năm tới nay, giá dầu cọ trung bình ở mức 2.505 ringgit hay 790 USD/tấn.

La Nina, thường gây mưa nhiều hơn bình thường ở Châu Á, có thể làm gián đoạn việc thu hoạch và làm giảm sản lượng dầu cọ ở Indonexia và Malaysia, hai nước sản xuất lớn nhất thế giới, và hỗ trợ giá tăng.

Năm ngoái, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới.

Trong một mức thư điện tử gửi từ London, ông Dorab Mistry, giám đốc hãng Godrej, cho rằng giá dầu cọ phải tăng khoảng 24% nữa thì nhu cầu với loại dầu này mới giảm bớt.

Về thông tin liên quan, Pakistan, nước nhập khẩu dầu cọ lớn thứ 3 thế giới, sẽ tăng cường mua dầu thực vật và hạt cải từ nước ngoài trong năm nay vì nhu cầu tăng mạnh trong mùa lễ hội.

Nhập khẩu dầu cọ vào nước này có thể tăng lên 1,85 triệu tấn so với 1,75 triệu tấn của năm 2009, theo nhận định của chủ tịch Hiệp hội Dầu ăn Pakistan, Rasheed Janmohammad. Nhập khẩu hạt cải có thể cũng sẽ tăng 20% lên 1,2 triệu tấn.

Pakistan đã nhập khẩu 231.000 tấn dầu olein cọ tinh luyện trong tháng 7 vừa qua, so với mức thông thường chỉ khoảng 125.000 tấn mỗi tháng. Nhập khẩu trong tháng 8 có thể đạt 175.000 tấn.

Pakistan tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn dầu thực vật mỗi năm, thường mua dầu cọ từ Indonexia và Malaysia, và hạt cải từ Canada, Australia và Châu Âu. Hạt bông và hạt cải là những nguyên liệu chính để sản xuất dầu nấu ở nước này.

Sắn

Thái Lan đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt sắn nghiêm trọng bởi sản lượng vụ 2010/2011 dự kiến sẽ giảm mạnh so với vụ trước. Theo một khảo sát gần đây của cây Hiệp hội Thương mại Khoai sắn Thái Lan, diện tích trồng cho vụ mùa này đã giảm xuống còn 7.300.000 Rais (1.170.000 ha) từ 7.800.000 Rais (1.250.000 ha) của vụ trước, khiến sản lượng sắn năm nay sẽ giảm xuống khoảng 15 triệu tấn so với 21 triệu tấn.

Các doanh nghiệp có sử dụng sắn làm nguyên liệu cho thức ăn sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Đường

Giá đường kỳ hạn trên thị trường thế giới tuần này lập kỷ lục cao của 4 tháng và có dấu hiệu nhu cầu tăng chậm laị.

Đường đã giảm 8% giá trị sau khi đạt kỷ lục cao của 20 tuần đạt được vào ngày 2/8, là mặt hàng giảm giá mạnh nhất trong chỉ số CRB.

Trên thị trường New York, đường thô kỳ hạn tháng 10 giá giảm 0,95 US cent hay 3,1% xuống 18,29 US cent/lb.

Ngày 2/8, giá có lúcc đạt 19,88 US cent/lb, mức cao chưa từng có kể từ 15/3/2010, do có dấu hiệu nhu cầu của Châu Á tăng mạnh và việc xuất khẩu từ Brazil bị chậm lại có thể gấy thiếu cung.

Trên thị trường London ngày 5/8, đường trắng kỳ hạn tháng 10 giá giảm 9,8 USD hay 1,8% xuống 545,20 USD/tấn.

Sản lượng đường thế giới được F.O. Licht dự báo sẽ thiếu hụt khoảng 7,8 triệu tấn trong niên vụ kết thúc vào 30/9, cao hơn so với mức thiếu 7,7 triệu tấn dự báo hồi tháng 3.

Thời tiết khô hạn ở Nga cũng đe doạ tới vụ củ cải đường củanước này.

Cao su

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường thế giới đã tăng lên mức cao nhất của 5 tuần bởi số liệu việc làm của Mỹ khả quan hơn dự kiến làm dấy lên hy vọng về sự hồi phục kinh tế sẽ đẩy nhu cầu lốp xe tăng lên.

Taị Tokyo, giá cao su kỳ hạn tăng 3% đạt mức cao nhất kể từ ngày 28/6/2010 sau khi Mỹ công bố các số liệu về ngành dịch vụ khả quan hơn dự kiến trong tháng 7 vừa qua. Giá cao su tăng cũng bởi chứng khoán Châu Á tăng lên mức cao nhất của 3 tháng, làm tăng nhu cầu mua hàng hoá của các nhà đầu tư.

Cao su kỳ hạn tháng 1 giá tăng lên 287 Yên/kg (3.333 USD/tấn) trước khi giảm xuống 280,7 yen.

Tại sở giao dịch Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 1 giá giảm 1,8% xuống 24.440 NDT (3.609 USD)/tấn.

Tại Thái Lan, giá cao su cũng tăng 0,3% đạt 104,75 baht (3,26 USD)/kg.

Bông

Giá bông kỳ hạn tháng 12 đã tăng 0,41 cent, hay 0,5% đạt 79,88 cents/lb, mức cao nhất kể từ ngày 1/6, bởi dự báo nguồn cung ở Mỹ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, có thể khan hiếm cho tới vụ thu hoạch mùa thu.

Giá sợi bông tại thị trường nội địa tăng trong những ngày qua tại Pakistan sau khi chính phủ nước này dỡ bỏ thuế đánh vào sợi xuất khẩu. Tuy nhiên do lũ lụt mà thị trường bị gián đoạn khiến mức tăng không cao.  

Thuế áp vào sợi xuất khẩu được chính phủ nước này thông qua vào đầu năm nay nhằm hạn chế lượng sợi xuất ra nước ngoài gây khan hiếm cho thị trường nội địa và kích thích giá cả lên cao. Sau khi Chính phủ nước này quyết định bỏ thuế trên thì lượng sợi xuất khẩu tăng rất nhanh khiến lượng cung trên thị trường nội địa, theo lý thuyết giá sợi tại đây sẽ tăng rất mạnh. Tuy vậy vì đợt lũ hiện tại mà hoạt động thị trường nội địa diễn ra chậm, khiến mức tăng thấp. Giá đưa ra của các nhà kéo sợi tăng 5% so với tháng trước nhưng giá thỏa thuận chỉ cao hơn 3-4%.

Được biết trong tháng 6, giá sợi bông đã giảm 6-7% so với tháng trước đó, trong khi đó giá sợi pha polyester-bông chỉ giảm 2-3%. Như vậy mức giá hiện tại vẫn chưa quay lại mức của tháng 5/2010. Ngoài lý do lũ lụt, một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động thị trường đó là tâm lý người mua. Họ cho rằng giá sợi bông tại Pakistan đang bất ổn do sự không ổn định về thuế và luật pháp. Họ vẫn sẽ tiếp tục nghe ngóng tình hình đến khi giá cả ổn định hơn sẽ quyết định mua. Bản thân các nhà bán cũng khá thoải mái trong thời gian này do kho đã được xả gần hết vì vậy cũng không còn áp lực về giá.

Sản lượng dệt may nói chung của Pakistan dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới do cắt điện và hậu quả của lũ lụt.

Giá sợi bông trong ngày 3/8/2010 ở mức 1,18USD/kg -3,17 USD/kg tùy loại.

Giá sợi pha polyester – bông trong ngày 3/8/2010 ở mức 1,8USD/kg đến 3,7USD/kg tùy loại.

Vừa qua, Ấn Độ đã ra phán quyết sẽ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng sợi xơ ngắn Viscose (VSF) nhập khẩu từ Trung Quốc và Inđônêxia.

Theo đó, những doanh nghiệp của Ấn Độ nàp nhập khẩu mặt hàng trên từ hãng PT South Pacific Inđônêxia sẽ phải chịu mức thuế 0,103 USD/kg, nhập khẩu từ hãng PT Indo Bharat Rayon sẽ phải chịu mức 0,164 USD/kg, và từ các doanh nghiệp khác từ Inđônêxia sẽ phải chịu mức 0,512 USD/kg.

Còn đối với Trung Quốc, mức thuế VSF sẽ phải chịu là 0,194 USD/kg. Tuy nhiên những năm gần đây lượng giao thương mặt hàng VSF giữa Trung Quốc và Ấn Độ không nhiều. Trong năm 2009, xuất khẩu mặt hàng này tới Ấn Độ chỉ dừng ở con số khá khiêm tốn, do đó dù Ấn Độ có ra quyết sách tăng thuế cũng không tạo ảnh hưởng lớn đối với thị trường xuất khẩu VSF của Trung Quốc

Giá một số hàng hoá

 

 

Giá 5/8

+/-

+/- (%)

 +/- (so với 1 năm trước)_

Ngô CBOT

US cent/bushel

408,50

 8,25

 2,1%

 -1,4%

Đậu tương CBOT

US cent/bushel

 1063,00

10,00

 1,0%

2,2%

Khô đậu tương CBOT

 USD/tấn

 315,20

 3,70

 1,2%

0,4%

Dầu đậu tương CBOT

 BOc1

41,59

 0,23

 0,6%

3,1%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

782,75

57,00

 7,9%

 44,6%

Gạo CBOT

 US cent/100 lb

1094,50

-8,50

-0,8%

-24,9%

Lúa mì EU

USD/tấn

226,25

17,25

 8,3%

 72,7%

Dầu thô Mỹ

USD/thùng

82,11

-0,37

-0,4%

3,5%

Chỉ sốDow Jones

 

 10,635

-45

-0,4%

2,0%

Giá vàng

USD/ounce

1192,10

-2,50

-0,2%

8,7%

Euro/dollar

 EUR=

 1,3146

-0,0006

 0,0%

 -8,2%

Dollar Index

 

80,9400

 0,0480

 0,1%

4,0%

Cước phí vận tải biển Baltic

 

1978

 21

 1,1%

-34,2%

(Vinanet)