menu search
Đóng menu
Đóng

Thiếu nước có thể buộc Ấn Độ, Trung Quốc phải nhập khẩu lương thực

09:19 20/08/2010
Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất trên thế giới, có thể phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực bởi sản lượng sẽ sụt giảm nghiêm trọng bởi sự suy giảm tài nguyên nước vào năm 2030.

Tập đoàn Strategic Foresight Group (SFG) đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất trên thế giới, có thể phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực bởi sản lượng sẽ sụt giảm nghiêm trọng bởi sự suy giảm tài nguyên nước vào năm 2030.

Theo Sundeep Waslekar, chủ tịch SFG, sự sụt giảm nguồn tài nguyên nước và sự tan chảy của băng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống nông nghiệp của Trung Quốc và Ấn Độ, cuối cùng buộc họ phải nhập khẩu 200 triệu tấn lương thực mới đáp ứng đủ nhu cầu nội địa vào năm 2030.

Waslekar đã trình bày trong một hội nghị quốc tế về nước tại Singapore. Ông cho biết an ninh nước là một thách thức quan trọng và nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, tái tạo tài nguyên nước ngọt ở lưu vực Himalayan có thể giảm 275 tỷ mét khối trong 15-20 năm tới.

Ông phát hành một báo cáo của SFG về an ninh nước ở lưu vực Himalayan và cho biết sản lượng lúa mì và gạo có thể giảm 30% - 40% ở lưu vực Himalayan trong 4 thập kỷ tới.

Trung Quốc và Ấn Độ gần như tự cung cấp lương thực nhưng vì sự khan hiếm nước, nên tình trạng này không thể kéo dài. Nhu cầu nhập khẩu của họ được dự kiến tăng, có thể gây nên thiếu hụt toàn cầu, và đẩy giá của lúa mì và gạo tăng cao trên thế giới.

(Vinanet)