menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường da giày thế giới ngày 6/6/2014

21:33 05/06/2014
Chi phí và tiền lương gia tăng tại Trung Quốc đã buộc các doanh nghiệp sản xuất giày và dệt may cần nhiều lao động di dời dây chuyền sản xuất của họ sang các nước Đông Nam Á, báo cáo tin tức kinh doanh Thượng Hải Trung Quốc cho biết.

Các nhà sản xuất giày Trung Quốc mất 30% các đơn đặt hàng sang thị trường các nước Đông Nam Á

Chi phí và tiền lương gia tăng tại Trung Quốc đã buộc các doanh nghiệp sản xuất giày và dệt may cần nhiều lao động di dời dây chuyền sản xuất của họ sang các nước Đông Nam Á, báo cáo tin tức kinh doanh Thượng Hải Trung Quốc cho biết.

Tập đoàn Pou Chen Đài Loan là nhà sản xuất hợp đồng cho Nike và Adidas, đã cắt giảm 51 trong số dây chuyền sản xuất tại khu vực sông châu Thổ Trung Quốc và đã di dời chúng đến các tỉnh miền Trung và miềnTây như An Huy, Giang Tây và Hà Nam cũng như các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Indonesia trong vài năm qua.

Nhà sản xuất giày Apache Footwear Đài Loan đã mở nhà máy đầu tiên tại Quảng Châu phía nam tỉnh Quảng Đông Trung Quốc năm 1991, trước khi chuyển đến thành phố lân cận Qinyuan và dời khỏi Trung Quốc để xây dựng các nhà máy tại Ấn Độ vào năm 2006.

Trong khi đó, các nhà sản xuất giày Đông Nam Á đã bị mất 30% các đơn đặt hàng từ các đối tác Trung Quốc của họ kể từ năm 2008, khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc bắt đầu tăng đều đặn, với mức lương tăng gấp 3 lần giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013. Một công nhân Trung Quốc ở ven biển kiếm được khoảng 500 USD mỗi tháng, nhưng đối tác của họ ở Indonesia và Việt Nam chỉ kiếm được 300 USD/tháng và 250 USD/tháng theo thứ tự lần lượt. Tỉ lệ trung bình đồng nhân dân tệ Trung Quốc so với đồng đô la Mỹ cũng mất giá hơn 30% so với vài năm qua.

Nếu các đơn đặt hàng tiếp tục chảy vào các quốc gia Đông Nam Á, nhiều nhà sản xuất giày Trung Quốc có thể đóng cửa hoặc di dời trong 5 đến 10 năm, để lại 19 triệu công nhân thất nghiệp, Li Peng, Tổng thư ký Hiệp hội giày dép châu Á cho biết.

Việc di dời các nhà sản xuất giày Trung Quốc và vốn đầu tư nước ngoài sang các quốc gia Đông Nam Á không được thuận lợi. Huajian Group, một trong những nhà sản xuất giày dép lớn nhất Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa nhà máy tại Việt Nam, do thiếu chính sách hỗ trợ nội địa, sản xuất không hiệu quả và các cuộc đình công.

Mặc dù chi phí lao động ở các quốc gia Đông Nam Á rẻ hơn, rủi ro và sự không chắc chắn rất khó kiềm chế, Wu Jenn Chang, phó chủ tịch nhà sản xuất giày dép Pegasus Group cho biết. Công ty đã di dời các nhà máy từ Đài Loan đến Quảng Đông vào năm 1990, đã không chọn chuyển đến các quốc gia Đông Nam Á, sau nhiều lần đến thăm khu vực này. Wu cho biết rằng, công ty sẽ xem xét để mở rộng tại tỉnh Quảng Đông, để tránh mối đe dọa tiềm ẩn của tình trạng bất ổn chính trị và các cuộc đình công thường xảy ra bất kỳ khi nào.

Khởi công nhà máy sản xuất giày dép có số vốn đầu tư 50 triệu USD tại Quảng Ngãi

Một lễ động thổ cho giai đoạn đầu tiên của một nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu được tổ chức bởi King Riches Footwear Việt Nam tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại trung tâm tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 3/6.

Nhà máy này có diện tích 25,39 ha, với số vốn đầu tư 30-50 triệu USD, sẽ hoạt động vào tháng 5/2015.

King Riches, một công ty thành viên của Kingmaker Footwear Group, đã mở nhà máy đầu tiên tại VSIP Bình Dương vào năm 1999.

Xây dựng VSIP Quảng Ngãi, nhà máy thứ 5 của loại hình này tại Việt Nam, bắt đầu vào năm ngoái. Khu công nghiệp đã đưa 8 dự án từ 7 nhà đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn:Internet