menu search
Đóng menu
Đóng

USD lấy lại phong độ

15:57 06/08/2008
Khi triển vọng đối với khu vực sử dụng EUR và bảng Anh không sáng sủa, Ngân hàng trung ương Châu Âu có xu hướng buộc phải hạ thấp tỷ lệ lãi suất, tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp cho USD có thể lấy lại vài phần giá trị.
 
Sau hai năm ổn định giá trị vào 2005, 2006, USD đã mất giá tới 13% so với rổ đồng tiền chính trên thế giới kể từ đầu năm 2007. Mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ triển vọng tăng trưởng của Mỹ không rõ ràng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện hàng loạt sự điều chỉnh cắt giảm lãi suất. Trong khi đó các ngân hàng trung ương những quốc gia khác hoặc tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ lãi suất hoặc tăng thêm, ví dụ như Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB). Kết quả là các tài sản định giá dựa trên USD trở nên mất tính hấp dẫn, cạnh tranh khi so với những tài sản được định giá dựa trên các loại tiền tệ khác.
Bây giờ, mọi chuyện bắt đầu đi theo hướng ngược lại, nhất là đối với Châu Âu. Sản lượng công nghiệp của Đức giảm trong tháng 5/2008 và tình trạng tương tự diễn ra ở Pháp, Italia và Thụy Điển. Các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế của 15 quốc gia khu vực EUR giảm sút một phần trong quý hai và giữ ở mức yếu trong nửa cuối năm 2008. Họ cũng đưa ra dự báo không mấy sáng sủa với Anh, nền kinh tế đang có nguy cơ đối mặt với suy thoái. Gần đây, Ngân hàng Nhật Bản đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của quốc gia này. Mặc dù triển vọng tăng trưởng của Mỹ trong nửa cuối năm 2008 là mờ nhạt nhưng nhiều nhà kinh tế nhận định Châu Âu và Nhật Bản sẽ còn tệ hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc dự báo về tỷ lệ lãi suất sẽ thay đổi, ngoại trừ Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng còn không thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có khuynh hướng kết thúc việc giảm lãi suất, thậm chí một số nhà hoạch định chính sách đã kêu gọi tăng lãi suất. Cùng lúc đó, các ngân hàng trung ương quốc gia khác có xu hướng buộc phải giảm tỷ lệ lãi suất. Giá dầu giảm càng thúc đẩy quyết định này, đặc biệt ECB, ngân hàng đang lo lắng về hậu quả lạm phát ngày một lan rộng nên muốn kìm giữa tỷ lệ lãi suất.
Thêm vào khuynh hướng này, EUR và Bảng Anh đã được đánh giá quá giá trị của nó so với USD. Về mặt lý thuyết, một USD cần có quyền mua như nhau ở tất cả các quốc gia với một sản phẩm cụ thể, ví dụ như một ổ bánh của McDonald. Nhưng thực tế, theo dữ liệu năm 2007, một chiếc bánh McDonald ở Châu Âu đắt hơn 22% so với ở Mỹ. Các nhà phân tích tin rằng EUR hiện đang được định giá cao hơn USD quá mức 20-30%. Tất nhiên, sự mất cân bằng tài chính Mỹ, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương sẽ hạn chế bất kỳ một sự tăng giá trở lại nào của USD. Nhưng trước khi trượt dài vào năm 2007, USD đã giảm giá trị 26% sau khi bị định giá quá cao so với giá trị thực năm 2002, hơn mức cần thiết để thúc đẩy tính cạnh tranh của Mỹ. Kết quả là sự bùng nổ về xuất khẩu hàng hoá Mỹ giúp giảm thâm hụt cán cân thương mại, theo ước tính năm 2008 sẽ giảm được 4,5% sau khi đạt đỉnh cao là 6,6%.
Rõ ràng, triển vọng của USD sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào diễn biến của nền kinh tế Mỹ trong quý II nhưng ngoại trừ một sự suy thoái nghiêm trọng, các cơ hội để USD lấy lại một số phần giá trị lừng lẫy của mình vào năm tới là ngày một tăng cao.
(DDDN)

Nguồn:Internet