Ecuador đứng ở vị trí thứ 3 với 135 nghìn tấn xuất khẩu sang Mỹ. Các nhà xuất khẩu hàng đầu khác là: Việt Nam (69.752 tấn), Thái Lan (41.459 tấn), Mexico (24.729 tấn) và Argentina (18.219 tấn).
Theo Globefish, thị trường tôm sú lớn nhất của Ấn Độ là Mỹ, với 2.226 triệu USD xuất khẩu trong năm 2020.
Trung Quốc là thị trường thứ 2 về NK tôm sú từ Ấn Độ với giá trị 568 triệu USD vào năm 2020. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 3 với tổng giá trị xuất khẩu tôm đạt 306 triệu USD trong năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm từ Ecuador và Indonesia sang Mỹ tăng nhưng từ Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Argentina giảm so với cùng kỳ năm 2019. Ecuador vẫn giữ vị trí là nước xuất khẩu hàng đầu về số lượng mặc dù giá xuất khẩu thấp kỷ lục, chi phí logistic tăng và các vấn đề khó khăn khác, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc đối với các nhà chế biến xuất khẩu. Xuất khẩu sang ba thị trường hàng đầu tăng: Trung Quốc (+7,9%), Mỹ (+50%) và Liên minh châu Âu (+20%).
XK tôm của Indonesia khẩu tăng đáng kể 20%, trong đó XK tôm sang Mỹ tăng 27,8%, sangTrung Quốc tăng 65%, sang Malaysia tăng 42%, Singapore (+15%) và Hàn Quốc (+12%).
Globefish cho biết, doanh số bán lẻ thủy sản đã tăng đáng kể ở Mỹ trong cuộc khủng hoảng Covid-19, mang lại lợi ích cho thương mại tôm tại thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Do HORECA ngừng hoạt động vào đầu năm 2020, việc kinh doanh chuyển sang dịch vụ nhận hàng và giao hàng, kết hợp với sự thúc đẩy bán lẻ và thương mại điện tử. Khi chính quyền bắt đầu mở cửa dần dần các nhà hàng (mặc dù công suất giảm), hoạt động và giá cả thị trường tiếp tục phục hồi. Giá tôm bán buôn đã tăng đáng kể trong suốt mùa hè và mùa thu do nhu cầu hợp lý từ các lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ thực phẩm.
Nhập khẩu của Mỹ tăng 7,8% đạt 535.134 tấn trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. NK từ Ecuador tăng 49% sau khi tôm nước này mất thị phần tại Trung Quốc do các hạn chế của Covid-19.
Nguồn:vasep/indiatimes