menu search
Đóng menu
Đóng

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm ảnh hưởng lớn đến thương mại thịt toàn cầu

16:40 25/02/2022

Theo báo cáo của Công ty tài chính JPMorgan Chase - Mỹ cho biết, căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ khiến giá hàng hóa trên thế giới tăng vọt.

Giá cả đã bị cạnh tranh trong nhiều tuần qua và một cuộc xung đột - hoặc các lệnh trừng phạt - có thể khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn nữa, đồng thời đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn. Căng thẳng địa chính trị gia tăng đang tiếp tục tác động tăng giá hàng hóa, do ảnh hưởng lớn của Nga đối với thị trường hàng hóa toàn cầu.
Giá thực phẩm có thể sẽ tăng cao hơn nữa. Ukraine và Nga cùng là những thị trường cung cấp lúa mì, ngô và dầu hướng dương lớn trên toàn cầu, khiến các nước nhập khẩu từ châu Á đến châu Phi và Trung Đông bị khó khăn bởi giá bánh mì và thịt tăng cao nếu nguồn cung bị gián đoạn, điều đó sẽ làm tăng giá thực phẩm - loại hàng hóa vốn đã cao nhất trong một thập kỷ.
Thêm vào đó là giá năng lượng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát trong vài tuần tới, đẩy các nền kinh tế EU và các nước Đông Âu đến bờ vực. Các chuyên gia của JPMorgan dự báo dầu Brent có khả năng tăng đột biến lên 150 USD/thùng. Điều đó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng cho đến khi các hoạt động thương mại thay đổi.
Nga còn lâu mới có thể tự túc về thịt và điều đó đã được dự đoán trước bởi Nga đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Brazil cho phép nhập khẩu 200.000 tấn thịt bò và 100.000 thịt lợn vào thị trường Nga mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. Điều đó cũng có thể báo hiệu Nga sẽ cấm xuất khẩu thịt bò và thịt lợn trong tương lai và nó sẽ ảnh hưởng trưc tiếp tới thị trường Việt Nam, nơi Nga là nhà xuất khẩu chính, năm 2021 Công ty Miratorg - Nga đã xuất khẩu 30.000 tấn thịt lợn sang Việt Nam.
Đối với thịt gà, sản lượng năm 2021 giảm 2% xuống 6,2 triệu tấn, trong đó Tập đoàn Cherkizovo đứng đầu về sản lượng (với 813.000 tấn), trong đó đã xuất khẩu 62.000 tấn, chủ yếu sang Trung Quốc. Khối lượng thịt gà đó trong tương lai cũng có thể được giữ lại để tiêu thụ tại thị trường nội địa, vì các biện pháp trừng phạt kinh tế chắc chắn sẽ được áp dụng đối với các bên thứ ba có liên quan đến thương mại với Nga.
Mặt khác, Ukraine - một trong những nước sản xuất thịt gà hàng đầu trên thế giới cũng dự kiến sẽ giữ nguồn cung cấp thịt tại thị trường trong nước, để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho cả quân đội và người dân. Tuy nhiên, Ukraine phụ thuộc nhiều vào khí đốt và dầu của Nga và sự gián đoạn dự kiến sẽ xuất hiện trong chuỗi cung ứng cho đến khi có các nhà cung cấp mới. Đồng thời, tác động sẽ ảnh hưởng trên toàn cầu cho đến khi thị trường thích ứng với bối cảnh chiến tranh đang rình rập ở châu Âu.

Nguồn:Vinanet/VITIC/euromeatnews