Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát hàng năm ở mức hai con số, với thuế nhập khẩu đối với ethanol và sáu mặt hàng thực phẩm cơ bản, gồm cà phê rang xay, bơ thực vật, pho mát, mì ống, đường và dầu đậu nành xuống còn 0%.
Bộ Thương mại Brazil khẳng định biện pháp này sẽ được áp dụng từ nay cho đến cuối năm 2022 đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia ngoài khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Chính phủ Brazil kỳ vọng việc cắt giảm thuế nhập khẩu ethanol từ 18% xuống còn 0% sẽ giúp giảm giá xăng dầu trong nước, do người dân nước này sử dụng chủ yếu xăng pha 25% ethanol.
Brazil hiện là nhà sản xuất ethanol từ mía số một thế giới, trong khi giá mía tại quốc gia Nam Mỹ này dự kiến sẽ giảm mạnh kể từ tháng 4/2022, thời điểm thu hoạch mía hàng năm tại Brazil.
Chuyên gia Plinio Nastari từ công ty tư vấn tài chính Datagro khẳng định, ngay cả khi không phải chịu thuế, ethanol nhập khẩu vẫn sẽ cao hơn giá trong nước từ 8% đến 10%.
Bà Nastari thêm rằng, ethanol của Brazil có xu hướng cạnh tranh hơn trong những tuần tới với giá sản xuất giảm. Việc giảm thuế đối với đường nhập khẩu sẽ không có tác dụng thiết thực vào thời điểm hiện tại, khi giá đường tại Brazil – nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới – đang ở mức thấp nhất thế giới.
Cùng quan điểm trên, nhà phân tích Luiz Fernando Roque từ công ty Safras & Mercado nhận định, biện pháp cắt giảm thuế nhập khẩu khó có khả năng thu hút doanh nghiệp mua thêm dầu đậu nành từ bên ngoài.
Theo ông Roque, từ trước đến nay, Brazil vẫn nhập khẩu dầu đậu nành miễn thuế từ Argentina – một quốc gia thành viên của Mercosur và là nước xuất khẩu dầu đậu nành lớn nhất thế giới.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters