Các chuyên gia cho biết mối đe dọa từ việc bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF), chi phí đầu vào tăng và xuất khẩu, nhập khẩu thịt lợn toàn cầu giảm đều là những lo ngại của ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu khi bước sang quý 2/2022.
Bà Chenjun Pan - chuyên gia phân tích cao cấp về protein động vật của Rabobank cho biết: Mặc dù diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn phức tạp, nhưng hầu hết người tiêu dùng có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với dịch bệnh. Người tiêu dùng đang tích trữ thực phẩm đông lạnh và tiết kiệm hơn. Kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn trong năm 2022, thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và niềm tin của người tiêu dùng giảm. Tuy nhiên, lạm phát giá tiêu dùng, chi phí đầu vào tăng, giãn đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề thiếu lao động sẽ gây thêm áp lực đối với người tiêu dùng.
Giá thịt lợn tăng nhẹ vào cuối năm 2021, nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh trong năm 2021. Báo cáo lưu ý rằng giá thịt lợn có thể tăng do sản lượng giảm.
Nguồn: Rabobank
Tại châu Âu, dịch ASF gần đây đã lan rộng ở nhiều nước. Tại châu Á, dịch ASF tiếp tục lan rộng trên khắp Trung Quốc, nhưng tác động ít hơn nhiều so với năm 2020. Cả Việt Nam và Philippines đều có số lợn mắc dịch tả ASF tăng trong mùa đông, dẫn đến việc tiêu hủy nhiều hơn ở một số khu vực. Bà Pan cho rằng, các đợt bùng phát dịch bệnh đã dẫn đến giết mổ hàng loạt, làm giá giảm. Tốc độ tái đàn lợn năm 2022 sẽ chậm lại ở cả hai quốc gia.
Nguồn: Rabobank
Dịch tả ASF tiếp tục lan rộng khắp các nước châu Á, nhưng nhiều nước châu Á đang tăng tốc khi sản xuất thịt lợn. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhu cầu nhập khẩu giảm do sản lượng trong nước tăng. Trong khi đó, Thái Lan có thể sẽ tăng cường nhập khẩu để bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước do dịch ASF.
Nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao. Trong số các nước xuất khẩu lớn, thì xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng trong năm 2022 với giá cả cạnh tranh hơn.
Cả Mỹ và Canada đều đang nhắm mục tiêu đến thị trường lao động Mexico. Báo cáo lưu ý rằng Mexico có thể sẽ tăng xuất khẩu vì nước này đã tiếp cận được một số thị trường trong những tháng gần đây. Vấn đề về nhân công lao động sẽ vẫn khó khăn ở Bắc Mỹ và một số quốc gia châu Âu do các hạn chế COVID-19. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong thời gian dài do tỷ lệ sinh ngày càng giảm. Các lĩnh vực cần ít lao động sẽ phát triển nhanh hơn các sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Các chuyên gia dự đoán, chi phí đầu vào sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022, trong bối cảnh thời tiết khô hạn ở Brazil, lũ lụt năm 2021 ở Trung Quốc, tồn kho thấp trên toàn cầu và tác động của vụ phun trào núi lửa Tonga.
Nguồn:Vinanet/VITIC/porkbusiness.com